Biết cách lập kế hoạch tài chính cá nhân là kỹ năng cần thiết, đặc biệt với các bạn trẻ mới bước chân vào cuộc sống tự lập. Dưới đây là một số phương pháp quản lý chi tiêu hiệu quả giúp các bạn trẻ tránh rơi vào vòng xoáy "lấy lương mới đắp nợ cũ" hay vay mượn “nợ chồng nợ”.
Cách quản lý chi tiêu khoa học giúp giới trẻ tránh được “vòng lặp nợ nần” (Ảnh: aFamily)
Người tiêu dùng trẻ tại Việt Nam hiện nay chủ yếu đến từ 2 nhóm đối tượng là Gen Z và Gen Y/Millennials. Đây là những nhóm đã và đang bước vào độ tuổi lao động trong xã hội.
Họ năng động, sáng tạo, linh hoạt trong công việc có sự hiểu biết về công nghệ thông tin.
Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh - Giám đốc Tư vấn đầu tư Maybank Investment Bank nhận định: Gen Z có xu hướng chi tiêu phóng khoáng hơn so với các thế hệ gen Y và gen X. Các mặt hàng được gen Z ưu tiên lựa chọn là đồ điện tử, công nghệ, y tế, sức khỏe (theo báo cáo Consumer Culture 2021 do 5WPR thực hiện).
Các bạn trẻ hiện nay thường không tiết kiệm nhiều mà tập trung vào làm việc và hưởng thụ cuộc sống. Họ cũng ưa chuộng việc mua sắm trực tuyến hơn bao giờ hết. Sự tiện lợi của thương mại điện tử hay nền tảng mạng xã hội đã giúp họ mua sắm ở bất kỳ đâu chỉ với một chiếc điện thoại kết nối mạng. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận người trẻ thích lui tới các trung tâm thương mại, cửa hàng để mua sắm. Tại đây, họ có thể tận tay, tận mắt kiểm chứng chất lượng sản phẩm và thỏa thích lựa chọn những món đồ phù hợp với phong cách của mình.
Một điểm khác biệt lớn trong hành vi tiêu dùng của giới trẻ chính là sự gia tăng của các khoản trả góp. Các bạn trẻ có thể sở hữu được căn hộ riêng hay những tài sản nằm ngoài khả năng tài chính của bản thân. Họ lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng, vay vốn ngân hàng trả góp kết hợp vay mượn tiền của gia đình, bạn bè. Nhìn chung, tiền họ vay được phần lớn phục vụ mục đích tiêu dùng.
Tuy nhiên, xu hướng mua trả góp tăng cao cũng khiến cho người trẻ dễ rơi vào “vòng lặp nợ nần”. Do đó, các bạn trẻ cần xác định được khả năng tài chính cá nhân của mình đối với các khoản vay nợ tín dụng để không gặp phải rủi ro về tài chính.
Nhiều bạn trẻ đang có xu hướng tiêu dùng vượt mức thu nhập hàng tháng (Ảnh: ZNews)
Theo Báo cáo tiêu dùng của giới trẻ do Ngân hàng Tài chính tiêu dùng Trung Quốc và Dữ liệu thời đại công bố: "Trong số 175 triệu người sinh sau năm 1990 ở Trung Quốc, chỉ có 13,4% không mang nợ". Số liệu này cho thấy, cứ 100 người trẻ Trung Quốc có 86 người đang mang trên vai một khoản nợ cần trả.
Với dân công sở, dù có mức thu nhập ổn định nhưng tình trạng rơi vào “vòng lặp nợ nần” tương đối phổ biến. Nhiều bạn trẻ tại Việt Nam cũng đang loay hoay vì thường “cháy ví” trước khi nhận lương. Điển hình như Linh (23 tuổi), mới ra trường 1 năm và đang làm việc tại 1 công ty công nghệ tại quận Cầu Giấy.
Những tháng đầu, khi lương về cô nàng đã chủ động phân bổ theo tỷ lệ 80 - 20 (80% dành cho các khoản cố định và dự phòng, 20% còn lại để tiết kiệm). Tuy nhiên, tháng nào cũng sẽ phát sinh chi phí bất ngờ như sinh nhật, đám cưới, mua sắm và đi du lịch nên khoản tiết kiệm thường không giữ được lâu. Linh cũng thường xuyên mua hàng online và chốt hàng chục đơn (khoảng 2 - 3 triệu) vào mỗi dịp giảm giá. Do thuê phòng 1 mình nên Linh cũng thường ăn ngoài. Cô thừa nhận nhiều lần phải vay mượn bạn bè để chi trả.
Hải Nam (26 tuổi), làm công việc chụp ảnh, không có thu nhập ổn định. Tùy từng thời điểm, tiền kiếm được mỗi tháng có khi lên đến vài chục triệu đồng. Nhưng cũng có thời gian chỉ đủ trả tiền ăn uống và đi lại. Vì ở cùng với bố mẹ nên anh không quản lý chi tiêu. Nếu cần số tiền lớn, anh sẽ hỏi vay người thân.
(Nguồn: Báo VnExpress)
Độc giả nam (26 tuổi) chia sẻ với CafeF: “Tôi vay tiền bên này để trả nợ cho bên khác, việc đó kéo dài hơn 2 năm. Mỗi lần đi chơi với người yêu, mua sắm, ăn uống, tất cả tôi đều là người trả. Lúc đầu vẫn ổn nhưng về sau cô ấy đòi hỏi nhiều hơn, tôi không thể nào đáp ứng nổi những yêu cầu đó. Hàng tháng tôi đều phải trả nợ mấy chục triệu, cũng vì cô ấy.”
Một độc giả nữ 28 tuổi khác cho biết: “Thu nhập năm kia của tôi là 150 triệu đồng/năm. Những khoản vay nợ giúp tôi sở hữu những sản phẩm vốn không tương xứng với thu nhập của mình như: sản phẩm chăm sóc da đắt đỏ, quần áo hàng hiệu, iPhone, iPad đời mới nhất. Qua đến năm sau, tôi đã mang số nợ tương đương thu nhập cả năm của mình, chất lượng cuộc sống suy giảm nghiêm trọng trong khi tôi không có nguồn thu nhập bổ sung nào.”
Chẳng biết từ bao giờ, nợ nần đã trở thành gánh nặng không thể cáng đáng nổi trong cuộc sống của nhiều bạn trẻ.
Người trẻ hiện đại mang nợ ngày càng nhiều (Ảnh: Báo Thanh niên)
Chuyên gia Phan Dũng Khánh chỉ ra rằng nhiều bạn trẻ rơi vào tình trạng "tiêu nhiều hơn thu", sẵn sàng "vung tay quá trán" chiều theo sở thích cá nhân dẫn đến nhiều trường hợp lương vừa về tay đã phải lo trả nợ. Điều này bắt nguồn từ việc không biết quản lý chi tiêu và lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả.
Lời khuyên của chuyên gia là hãy thực hiện theo nguyên tắc "chi ít hơn thu" và tạo thói quen tiết kiệm nhiều hơn. Ví dụ với mức thu nhập dưới 20 triệu đồng/tháng, bên cạnh các chi phí cố định, dự phòng bạn nên trích ra khoảng 15% - 20% gửi tiết kiệm tại ứng dụng của ngân hàng. Thói quen này sẽ tạo ra tâm lý cân đo đong đếm trước khi muốn mua bất cứ món đồ gì.
Ngoài ra, cần tấn công thay vì phòng thủ. Bên cạnh việc tiết kiệm từ lương, việc chủ động tìm kiếm cơ hội gia tăng thu nhập giúp việc đạt mục tiêu tài chính dễ dàng hơn.
Chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh chia sẻ cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả (Ảnh: VnExpress)
Một kỹ sư công nghệ thông tin ở TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện theo lời khuyên của chuyên gia Phan Dũng Khánh và đã thành công. Trong hơn 10 năm, anh chỉ có một nguồn thu chính từ lương và số tiền này từ khi có con cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống gia đình. Trong khi đó, anh đặt ra mục tiêu mua nhà, mua xe. Để tăng thêm nguồn thu nhập, anh đã tận dụng kiến thức chuyên môn của mình để xây dựng kênh YouTube review các sản phẩm công nghệ. Sau một quãng thời gian đầu tư phát triển kênh, anh đã có số lượng người theo dõi nhất định và có thêm nguồn thu mới từ việc quảng cáo cho các nhãn hàng.
Bên cạnh những lời khuyên từ chuyên gia, để nhanh chóng thoát khỏi “vòng lặp nợ nần”, bạn cũng nên áp dụng những mẹo sau:
Chi tiêu thông minh để sống thoải mái và giảm áp lực trả nợ (Ảnh: 3Gang)
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã biết cách lập kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý chi tiêu thông minh để không phải đối mặt với những âu lo xoay quanh vấn đề tiền bạc hay vòng xoáy nợ nần.
Xem thêm
Bí quyết quản lý tài chính hiệu quả với 5 yếu tố then chốt
Học cách tiết kiệm tiền và đầu tư là "chìa khóa" giúp cô gái có nguồn tài chính ổn ở tuổi 25
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn