Trong bối cảnh nền kinh tế nhiều biến động với tình trạng sa thải nhân viên diễn ra ở các doanh nghiệp, tích lũy tài chính là việc hết sức quan trọng. Không chỉ giới trẻ mà tất cả mọi người nên có tầm nhìn bao quát hơn về tài chính cá nhân. Theo dõi bài viết hôm nay để ngày càng giàu với 25 cách tích lũy tài chính từ thói quen nhỏ nhất!
Tùy vào mức thu nhập, điều kiện ngoại cảnh và những yếu tố khác, mà mức chi tiêu của mỗi cá nhân trong xã hội là khác nhau. Vậy giới trẻ hiện nay đang chi tiêu ra sao?
Luôn có hai luồng ý kiến xung quanh việc chi tiêu của giới trẻ, sống hết mình hay tiết kiệm đầu tư. Có không ít người trẻ cho rằng “Còn trẻ, còn sức, còn chơi, còn kiếm tiền”. Người trẻ sống hết mình và không ngại khám phá, họ không quá đề cao đến việc tích lũy tài chính, thoải mái chi tiêu cho nhu cầu của bản thân. Lối sống là quan điểm cá nhân của mỗi người, rất khó để nói đúng hoặc sai. Tuy nhiên bạn dễ dàng nhận thấy những rủi ro trong tương lai từ lối sống này. Trong những tình huống bất ngờ, bạn sẽ làm gì khi không có nguồn tiền khẩn cấp?
Bên cạnh đó, không ít bộ phận giới trẻ có nhận thức và hiểu biết về tài chính cá nhân cũng như tích lũy tài chính từ rất sớm. Họ có mục tiêu, kế hoạch và cách thực hiện rõ ràng để sử dụng nguồn tiền hợp lý, đầu tư sinh lời và tích lũy thông minh.
Giới trẻ không quá đề cao việc tích lũy tài chính, họ thoải mái chi tiêu cho nhu cầu của bản thân (Nguồn: Viettel Money)
Tài chính cá nhân là cụm từ chỉ việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính của cá nhân sao cho hợp lý. Nguồn tài chính có thể đến từ tiền lương, tiền tự kinh doanh, tiền đầu tư… Tài chính cá nhân bao gồm các nguồn thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý nợ (nếu có). Sử dụng nguồn tài chính cá nhân đảm bảo chi trả đủ chi phí sinh hoạt hàng ngày, có khoản tiết kiệm và đầu tư sinh lời.
Tích lũy tài chính là quá trình tiết kiệm và đầu tư bằng cách giữ lại một phần từ nguồn thu nhập hàng tháng, hàng năm hoặc đầu tư vào kinh doanh, bất động sản, trái phiếu cổ phiếu… Điều này nhằm hai mục đích là có quỹ tiết kiệm sử dụng trong những tình huống khẩn cấp hoặc tương lai và gia tăng số lượng tài sản hiện có theo thời gian. Không chỉ người trẻ, bất cứ độ tuổi nào trong xã hội cũng cần trang bị kiến thức về tích lũy tài chính. Đó là cách “chuẩn bị” cuộc sống hoàn hảo trong tương lai.
Tích lũy tài chính giúp bạn có quỹ tiết kiệm và gia tăng số lượng tài sản hiện có (Nguồn: Prudential)
Tích lũy tài chính mang đến nhiều lợi ích trong cả hiện tại và tương lai cho mỗi cá nhân. Việc tích lũy từ những giai đoạn đầu mang đến cho bạn nhiều lợi ích như sau:
Tích lũy tài chính giúp bạn ổn định nguồn tài chính và chuẩn bị cho tương lai (Nguồn: Prudential)
Phải bắt đầu tích lũy tài chính từ đâu, tích lũy như thế nào và làm sao để kiểm tra tính hiệu quả của việc tích lũy? Rất nhiều câu hỏi được đặt ra và bạn không biết phải làm sao. Đừng quá lo lắng, cùng theo dõi 25 cách tích lũy tài chính từ thói quen nhỏ nhất dưới đây!
Lập kế hoạch thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và quản lý nợ một cách chi tiết và khoa học. Hãy chắc chắn rằng bạn nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch đó.
Bạn sẽ không thể “có dư” nếu vẫn đang loay hoay trong vòng quay “trả nợ”. Lên kế hoạch trả nợ sớm nhất có thể để giảm các áp lực về khoản nợ và lãi suất.
Bạn có thể sử dụng nhật ký hoặc bất kỳ ứng dụng nào để theo dõi chi tiêu hàng ngày. Đây là cơ sở giúp đánh giá tình hình chi tiêu đang diễn ra như thế nào.
Đầu tư là con đường sinh lời rất lớn. Tùy theo khả năng, bạn có thể đầu từ vào kinh doanh, chứng khoán, bất động sản… Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu kỹ và biết giữ mình trước những cám dỗ.
Thẻ tín dụng là công cụ tài chính hữu ích nếu bạn biết sử dụng đúng cách. Tận dụng các lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại nhưng không để bản thân rơi vào nợ nần và chi tiêu mất kiểm soát.
Tối ưu các chi phí ăn, ở, đi lại, sinh hoạt bằng cách nhiều cách. Bạn có thể thường xuyên nấu ăn tại nhà, hạn chế ra hàng quán, sử dụng điện, nước tiết kiệm, đi bộ hoặc đi xe đạp trong phạm vi gần để tiết kiệm xăng…
Ngay khi nhận lương hãy nhanh chóng “trích” ra một phần thích hợp và chuyển vào quỹ tiết kiệm. Bạn cần tự giác và hiểu được ý nghĩa của khoản tiết kiệm này để không sử dụng “tùy ý”.
Nhu cầu cuộc sống của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên các khoản chi không cần thiết vẫn luôn tồn tại. Hãy quan sát, cân nhắc và loại bỏ những khoản chi phí này để tiết kiệm.
Có nhiều khoản giảm giá khi bạn tham gia mua sắm tại cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… hãy sử dụng nó thật hiệu quả. Nếu có thể lên thành viên thân thiết các khoản giảm giá sẽ có giá trị cao hơn.
Trước khi quyết định mua sắm một món hàng nào bạn nên lên kế hoạch cẩn thận về nó. Món hàng nó có thật sự cần thiết và giá cả có phù hợp không? Bên cạnh đó có thể chọn mua hàng vào các thời điểm có khuyến mãi, giảm giá hoặc đồ ở các chợ đồ cũ để tiết kiệm chi phí.
Lên kế hoạch cẩn thận trước khi ra quyết định mua là cách giúp bạn chi tiêu hợp lý (Nguồn: Prudential)
Cũng tương tự như các khoản giảm giá, hãy tận dụng triệt để các ưu đãi, khuyến mãi, điểm số khi mua sắm. Bạn vừa có thể tiết kiệm tiền lại vừa sở hữu được món hàng yêu thích.
Với những vật dụng còn sử dụng được nhưng không phù hợp với nhu cầu cuộc sống của bạn nữa, đừng vội vứt bỏ. Bạn có thể bán lại những món đồ này cho người phù hợp hơn.
Với những buổi tập tụ, xã giao không quá quan trọng hay cần thiết, bạn có thể hạn chế tham gia. Hoặc nếu tham gia hãy tìm những địa điểm phù hợp với tài chính cá nhân.
Kỹ năng tự sửa chữa thật sự rất cần thiết. Bạn nên học một số kỹ năng cơ bản như sửa chữa bóng đèn, ống nước, một số vật dụng trong nhà… để tiết kiệm tiền gọi thợ sửa chữa.
Hơn cả khả năng sửa chữa chính là khả năng tự tạo ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Nếu không gian phù hợp, hãy bắt đầu ngay với việc tự trồng rau hoặc chăn nuôi gia cầm nhỏ, cung cấp thực phẩm cho bữa ăn.
Nên theo dõi các bản tin tài chính, chú trọng vào chính sách thuế để nắm bắt tình hình thị trường. Từ đó có biện pháp tiết kiệm và đầu tư phù hợp.
Không nên phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Hãy chủ động tìm kiếm nhiều nguồn thu khác nhau để gia tăng thu nhập. Bạn có thể tìm thêm các việc làm bán thời gian, freelancer…
Đặt ra những mục tiêu xa hơn để tạo động lực và thúc đẩy bản thân tích lũy tài chính mỗi ngày. Có thể bạn đang ở nhà thuê, hãy đặt mục tiêu mua nhà trong tương lai. Có thể bạn đang bán hàng online tại nhà, hãy đặt mục tiêu có một cửa hàng riêng trong tương lai…
Quỹ khẩn cấp sẽ giúp ích rất nhiều trong những trường hợp bất ngờ. Chỉ khi thật sự có chuyện quan trọng bạn mới nên sử dụng đến quỹ này.
Chăm sóc sức khỏe và đầu tư bản thân chính là sự tích lũy lâu dài nhất. Có sức khỏe, tinh thần và kiến thức bạn mới có thể mạnh mẽ dấn thân vào thị trường lao động và tạo ra giá trị.
Có nhiều nguyên tắc chi tiêu và nhiều quan điểm chi tiêu khác nhau. Trước khi áp dụng bất kỳ nguyên tắc nào, bạn cần tìm hiểu rõ ưu, nhược điểm để không mắc phải sai lầm. Nguyên tắc này có thể phù hợp với người này nhưng không phù hợp với người kia và ngược lại.
Các hoạt động vui chơi, giải trí, đi du lịch… nên được lên kế hoạch rõ ràng và chi tiết trước khi diễn ra. Vui chơi trong “tầm tay” và không để phát sinh nợ.
Việc đưa ra các đánh giá là hết sức quan trọng. Sau một thời gian thực hiện kế hoạch tích lũy tài chính, cần đánh giá định kỳ về tính hiệu quả để có sự thay đổi phù hợp.
Tính kỷ luật là hết sức cần thiết. Suy nghĩ phải đi đôi với hành động. Đừng dễ dàng lung lay ý chí “tích lũy” bởi những yếu tố ngoại cảnh bên ngoài, bởi những buổi tiệc đắt đỏ hay những chuyến du lịch xa hoa…
Tăng thêm kiến thức tài chính bằng cách đọc sách, xem các chương trình tài chính hoặc tham dự các buổi workshop, hội nghị, tranh luận… về chủ đề này. Điều này giúp bạn cập nhật thêm tin tức mới và không bị lạc hậu.
Hy vọng với 25 cách tích lũy tài chính từ thói quen nhỏ nhất trên đây bạn đã có cho mình thêm nhiều thông tin hữu ích. Hãy tích lũy tài chính ngay hôm nay để đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho bản thân và gia đình cũng như hướng đến tự do tài chính trong tương lai nhé!
Xem thêm
Gen Z nên tự hình thành ý thức tự chủ tài chính sớm trước tình hình công nghệ "bùng nổ"
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn