Nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng? Điểm khác biệt giữa hai loại quỹ này

      Nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng? Điểm khác biệt giữa hai loại quỹ này

      Onehousing image
      8 phút đọc
      06/01/2025
      Nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng là câu hỏi được nhiều nhà đầu tư quan tâm vì mỗi loại mang đến những giá trị đầu tư riêng biệt.

      Khi quyết định đầu tư vào quỹ đầu tư, một trong những câu hỏi quan trọng mà nhà đầu tư thường gặp phải là nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng? Mỗi loại quỹ này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, phù hợp với các mục tiêu và chiến lược đầu tư khác nhau. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa quỹ mở, quỹ đóng và chứng chỉ quỹ sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu tài chính của mình.

      Quỹ mở là gì? Đặc điểm và lợi ích

      Theo quy định tại Khoản 39 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, quỹ mở là loại quỹ đại chúng, trong đó chứng chỉ quỹ đã được chào bán công khai và sẽ được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

      Quỹ mở hình thành từ sự góp vốn của nhiều nhà đầu tư có chung mục tiêu. Hoạt động của quỹ được điều hành và giám sát bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp.

      Đặc điểm của quỹ mở

      Quỹ mở có tính linh hoạt cao, không giới hạn thời gian hoạt động và số lượng nhà đầu tư, cho phép nhà đầu tư rút vốn bất kỳ lúc nào.

      Nhà đầu tư có thể bán lại chứng chỉ quỹ vào các ngày giao dịch với mức giá tương đương giá trị tài sản ròng (NAV) trên mỗi đơn vị quỹ. Điều này phản ánh chính xác hiệu quả đầu tư của quỹ tại thời điểm giao dịch.

      nen-chon-quy-mo-hay-quy-dong-diem-khac-biet-giua-hai-loai-quy-nay-1

      Mô hình hoạt động của quỹ mở (Nguồn: DNSE)

      Lợi ích của quỹ mở

      • Quản lý đầu tư chuyên nghiệp: Quỹ mở được quản lý bởi đội ngũ chuyên gia tài chính và đầu tư có kinh nghiệm. Nhờ vào quy trình bài bản, nhà đầu tư được tiếp cận các cơ hội sinh lợi tốt mà không cần trực tiếp quản lý danh mục.
      • Lợi nhuận tăng trưởng ổn định: Chiến lược đầu tư tập trung vào trung và dài hạn, giảm tác động từ biến động ngắn hạn của thị trường. Quỹ thường lựa chọn các doanh nghiệp đầu ngành, có tiềm năng tăng trưởng bền vững.
      • Tính thanh khoản cao: Nhà đầu tư có thể mắc hoặc bán chứng chỉ quỹ dễ dàng tại các ngày giao dịch, tăng khả năng quản lý dòng tiền linh hoạt. NAV được xác định theo giá trị tài sản ròng tại ngày định giá.
      • Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa: Danh mục đầu tư quỹ mở bao gồm cổ phiếu, trái phiếu từ nhiều ngành nghề. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro so với đầu tư vào một tài sản duy nhất. Việc đa dạng giúp hạn chế rủi ro biến động.
      • An toàn và minh bạch: Hoạt động quỹ mở được giám sát bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngân hàng lưu ký độc lập. Các thông tin của quỹ được công bố minh bạch, tăng tính an toàn cho nhà đầu tư.

      nen-chon-quy-mo-hay-quy-dong-diem-khac-biet-giua-hai-loai-quy-nay-2

      Quỹ mở giúp nhà đầu tư tiếp cận các cơ hội sinh lợi tốt với đội ngũ chuyên gia tài chính giàu kinh nghiệm (Nguồn: Manulife)

      Phân loại quỹ mở

      Nắm rõ các loại quỹ mở sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi "Nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng" dễ dàng hơn. Quỹ mở có thể được chia thành ba loại chính:

      • Quỹ cổ phiếu:Tập trung vào đầu tư cổ phiếu, mang lại tiềm năng lợi nhuận cao nhưng cũng đi kèm mức độ rủi ro lớn.
      • Quỹ trái phiếu:Đầu tư chủ yếu vào các loại trái phiếu, đảm bảo tính ổn định và rủi ro thấp, tuy nhiên lợi nhuận không cao bằng quỹ cổ phiếu.
      • Quỹ cân bằng:Phân bổ vốn vào cả cổ phiếu và trái phiếu, giúp cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro. Loại quỹ này mang mức độ rủi ro trung bình, thấp hơn quỹ cổ phiếu nhưng cao hơn quỹ trái phiếu, đồng thời duy trì sự ổn định khi rút vốn mà không ảnh hưởng lớn đến chiến lược đầu tư dài hạn.

      Quỹ đóng là gì? Đặc điểm và lợi ích

      Theo quy định tại Khoản 40 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, quỹ đóng là loại quỹ đại chúng, trong đó chứng chỉ quỹ đã được chào bán công khai nhưng không thể mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư.

      Sau khi quỹ được thành lập, nhà đầu tư không thể rút hoặc bổ sung vốn. Công ty quản lý quỹ cũng không thực hiện mua lại chứng chỉ quỹ này.

      Để tăng tính thanh khoản, chứng chỉ quỹ đóng có thể được niêm yết và giao dịch như cổ phiếu trên các sàn chứng khoán hoặc thị trường phi tập trung (OTC - Over The Counter). Nếu nhà đầu tư không bán được ngay trong phiên giao dịch hoặc muốn bán đột ngột, họ có thể thực hiện thông qua thị trường thứ cấp. Phí quản lý thường niên của quỹ đóng thường dưới 1%.

      Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính thanh khoản của quỹ đóng thấp hơn so với quỹ mở, giá trị thấp hơn và thời gian thu hồi vốn kéo dài hơn.

      nen-chon-quy-mo-hay-quy-dong-diem-khac-biet-giua-hai-loai-quy-nay-3

      Quỹ đóng: Đầu tư dài hạn với ổn định cao và tiềm năng lợi nhuận vượt trội (Nguồn: Topi)

      Đặc điểm của quỹ đóng

      Quỹ đóng có một số đặc điểm quan trọng như sau:

      • Giới hạn về quy mô:Quỹ đóng thành viên chỉ cho phép tối đa 30 nhà đầu tư, trong khi quỹ niêm yết yêu cầu tối thiểu 100 người.
      • Thời gian hoạt động cố định:Thời gian hoạt động của quỹ được xác định từ khi thành lập. Nếu muốn gia hạn, nhà đầu tư phải chấp thuận và tài sản ròng của quỹ phải đạt ít nhất 50 tỷ đồng tại kỳ định giá gần nhất trước thời điểm gia hạn.
      • Thanh khoản hạn chế:Chứng chỉ quỹ không thể bán lại cho công ty quản lý quỹ mà chỉ có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp, có thể phát sinh phí.

      Lợi ích của quỹ đóng

      Quỹ đóng mang lại nhiều lợi ích cho nhà đầu tư, bao gồm:

      • Tính ổn định cao:Cơ cấu ổn định phù hợp cho các dự án dài hạn và chứng khoán có thanh khoản thấp.
      • Tối ưu lợi nhuận:Việc đầu tư dài hạn giúp tối đa hóa lợi nhuận, vượt trội so với quỹ mở.
      • Chi phí đầu tư thấp:Quy mô quỹ lớn giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư.
      • Giao dịch liên tục:Nhà đầu tư có thể mua bán chứng chỉ quỹ trong suốt ngày giao dịch.
      • Quản lý chuyên nghiệp:Vốn đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và đầu tư.

      nen-chon-quy-mo-hay-quy-dong-diem-khac-biet-giua-hai-loai-quy-nay-4

      Quỹ đóng mang lại lợi ích từ việc đầu tư dài hạn, giúp tối ưu hóa lợi nhuận và giảm chi phí đầu tư (Nguồn: Exness)

      Phân loại quỹ đóng

      Quỹ đóng được chia thành hai loại chính: quỹ đóng thành viên và quỹ đóng niêm yết.

      Quỹ đóng thành viên:

      • Số lượng thành viên tối đa là 30, và các thành viên này là pháp nhân.
      • Huy động vốn thông qua phát hành riêng lẻ.
      • Đầu tư có tính mạo hiểm, rủi ro cao nhưng tiềm năng lợi nhuận lớn.
      • Chỉ các nhà đầu tư có năng lực tài chính mạnh mới được tham gia. Các công ty quản lý quỹ thường hạn chế sử dụng loại quỹ này để đảm bảo an toàn cho khách hàng.

      Quỹ đóng niêm yết:

      • Số lượng nhà đầu tư tối thiểu là 100 người.
      • Chứng chỉ quỹ được phát hành rộng rãi và niêm yết trên sàn chứng khoán.
      • Do nguồn vốn đến từ nhiều nhà đầu tư, hoạt động của quỹ được giám sát chặt chẽ và tuân theo các quy định nghiêm ngặt.
      • Mức độ rủi ro thấp hơn quỹ thành viên, nhưng lợi nhuận cũng thấp hơn.
      • Danh mục đầu tư bao gồm tiền gửi ngân hàng, giấy tờ có giá, công cụ tiền tệ, cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các tài sản tài chính khác.

      Vậy nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng? Cùng tìm đọc tiếp ngay sau đây!

      Nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng? So sánh chi tiết

      Để lựa chọn giữa quỹ mở và quỹ đóng, việc hiểu rõ điểm chung và sự khác biệt giữa hai loại quỹ này là rất quan trọng, vì mỗi loại có những đặc điểm và ưu thế riêng phù hợp với các mục tiêu đầu tư khác nhau.

      Điểm chung

      Quỹ mở và quỹ đóng đều là các quỹ đại chúng, công khai minh bạch các thông tin hoạt động thông qua báo cáo định kỳ. Cả hai loại quỹ này đều được quản lý bởi các công ty quản lý quỹ chuyên nghiệp, giúp nhà đầu tư tiếp cận với danh mục đầu tư đa dạng và hạn chế rủi ro.

      nen-chon-quy-mo-hay-quy-dong-diem-khac-biet-giua-hai-loai-quy-nay-5

      So sánh quỹ mở và quỹ đóng: Điểm chung và sự khác biệt rõ rệt giữa hai loại quỹ (Nguồn: TNEX)

      Sự khác biệt

      Quỹ đóng và quỹ mở có những sự khác biệt rõ rệt, nhằm phục vụ cho các nhóm nhà đầu tư với nhu cầu và mục tiêu đầu tư khác nhau. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết, giúp bạn giải đáp nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng:

      Tiêu chí phân biệt

      Quỹ mở

      Quỹ đóng

      Thời gian hoạt động

      Không hạn định

      Có hạn định

      Yêu cầu góp vốn ban đầu

      Nhỏ

      Tương đối lớn

      Tính thanh khoản

      Tính thanh khoản cao vì có thể bán lại cho công ty quản lý quỹ.

      Tính thanh khoản thấp. Chỉ có thể giao dịch trên thị trường chứng khoán.

      Khả năng nắm giữ tiền

      Quỹ mở phải dự trữ lượng tiền mặt để đảm bảo tính thanh khoản.

      Không cần dự trữ tiền mặt do không có nghĩa vụ mua lại chứng chỉ quỹ.

      Quy mô vốn

      Không giới hạn, có thể tăng qua các lần phát hành thêm chứng chỉ quỹ.

      Ổn định, cố định sau lần huy động vốn đầu tiên.

      Khả năng mua bán và phân phối chứng chỉ quỹ

      Chứng chỉ quỹ được mua bán trực tiếp với công ty quản lý quỹ hoặc thông qua ngân hàng và đại lý.

      Chứng chỉ quỹ giao dịch qua sàn chứng khoán hoặc công ty chứng khoán.

      Mức độ thay đổi quy mô

      Có thể thay đổi, không giới hạn, phụ thuộc vào nhu cầu của nhà đầu tư.

      Cố định, chỉ huy động vốn một lần duy nhất.

      Biến động giá so với NAV

      Tương đối thấp

      Giá có thể biến động lớn so với NAV do phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường.

      Chiến lược đầu tư

      Đầu tư ngắn hạn và linh hoạt, phù hợp với các tài sản có tính thanh khoản cao.

      Đầu tư dài hạn, hướng đến các tài sản ít thanh khoản và dự án lớn.

      Đối tượng phù hợp

      Nhà đầu tư mới hoặc nhà đầu tư cá nhân cần rút vốn linh hoạt.

      Nhà đầu tư có kinh nghiệm, mục tiêu dài hạn và khả năng chấp nhận rủi ro cao.

      nen-chon-quy-mo-hay-quy-dong-diem-khac-biet-giua-hai-loai-quy-nay-6

      Lựa chọn quỹ mở hay quỹ đóng tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư và nhu cầu tài chính của bạn

      (Nguồn: DNSE)

      Tóm lại, quyết định nên chọn quỹ mở hay quỹ đóng phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư và nhu cầu tài chính của mỗi nhà đầu tư. Hiểu rõ sự khác biệt giữa chúng, cùng với việc nắm bắt cách chứng chỉ quỹ hoạt động, sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp, tối ưu hóa lợi nhuận và quản lý rủi ro hiệu quả.

      Xem thêm 

      Giao dịch tài chính đầu tư quỹ mở và chứng khoán riêng lẻ có điểm gì khác nhau?

      So sánh quỹ mở và quỹ đóng

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K