Muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cần hiểu rõ các trụ cột trong tài chính cá nhân

      Muốn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả, cần hiểu rõ các trụ cột trong tài chính cá nhân

      Onehousing image
      8 phút đọc
      09/04/2024
      Các trụ cột trong tài chính cá nhân là gì? Bí quyết giúp bạn thực hiện quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

      Bạn muốn đạt được mục tiêu tài chính nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hiểu rõ các trụ cột trong tài chính cá nhân là bước đầu tiên để xây dựng nền tảng tài chính vững chắc cho bản thân. Đồng thời, bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số cách giúp bạn quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. 

      Giải thích khái niệm tài chính cá nhân

      muon-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-can-hieu-ro-cac-tru-cot-trong-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-1

      Tài chính cá nhân tập trung vào nghiên cứu và kiểm soát các hoạt động tài chính (Nguồn: Fmarket)

      Hoạt động quản lý tài chính của một cá nhân hay gia đình được gọi là tài chính cá nhân. Lĩnh vực này tập trung vào việc nghiên cứu và kiểm soát các hoạt động tài chính để sớm đạt được mục tiêu tài chính. Các hoạt động này bao gồm quản lý thu nhập, chi tiêu hợp lý, tiết kiệm tiền, đầu tư sinh lời và vay nợ thông minh.

      Nói cách khác, tài chính cá nhân là kỹ năng quản lý tiền bạc của bạn để đảm bảo cuộc sống ổn định và phát triển trong tương lai. Bằng cách lập kế hoạch và sử dụng tiền hiệu quả, bạn có thể đạt được những mục tiêu tài chính quan trọng như:

      • Chuẩn bị cho các khoản chi tiêu lớn (mua nhà, mua xe…)
      • Đảm bảo an ninh tài chính (chi trả cho nhu cầu cơ bản như ăn uống, nhà ở, chăm sóc sức khỏe)
      • Thực hiện ước mơ (du lịch, đầu tư…)

      Các trụ cột trong tài chính cá nhân là gì?

      Quản lý thu chi hiệu quả, tối ưu hóa dòng tiền

      muon-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-can-hieu-ro-cac-tru-cot-trong-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-2

      Quan lý dòng tiền ra - vào tránh tình trạng thu không đủ bù chi (Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn)

      Tương tự như việc xây dựng một ngôi nhà, đây là bước quan trọng để tạo ra một nền móng vững chắc cho tài chính của bạn. Bạn cần phải đảm bảo rằng luồng tiền vào (thu nhập) được tối ưu hóa và luồng tiền ra (chi tiêu) được điều chỉnh một cách hợp lý, tránh tình trạng thu không đủ bù chi.

      Ở giai đoạn này, bạn có thể thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, ví dụ như "nguyên tắc 50-30-20", trong đó 50% thu nhập dành cho chi tiêu thiết yếu, 30% dành cho hưởng thụ và giải trí, 20% dành cho tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, việc phân chia này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức thu nhập cụ thể.

      Khi quản lý thu chi, tránh mắc phải các tình huống sau đây. Thứ nhất, tránh chi tiêu cho những nhu cầu không cần thiết, những khoản chi tiêu dựa trên cảm xúc hoặc ham muốn ngắn hạn. Hãy kiểm soát kỹ lưỡng các hoạt động chi tiêu để đảm bảo tính hợp lý và cắt giảm những khoản chi thừa thãi.

      Thứ hai, tránh chi tiêu chỉ cho mục đích ngắn hạn mà không tính đến tương lai dài hạn. Hãy nhớ rằng, việc duy trì thói quen kỷ luật trong chi tiêu là chìa khóa để tạo ra sự ổn định tài chính trong tương lai. Bạn không thể tích lũy quỹ hưu trí trong vòng 30 năm bằng cách chi tiêu không đầu tư vào tương lai, hoặc tiết kiệm ở mức thấp (<10% thu nhập). Luôn dành một phần thu nhập cho mục tiêu dài hạn của bạn.

      Bên cạnh việc quản lý chi tiêu hợp lý, việc gia tăng nguồn thu nhập cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập không chỉ giúp bạn quản trị rủi ro tài chính hiệu quả mà còn góp phần gia tăng tài sản bền vững theo thời gian. 

      Quản lý các khoản vay và nợ hiệu quả

      Trả nợ là một phần quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân, song tối ưu hóa khoản vay cũng đóng vai trò không kém. Nguyên tắc cần ghi nhớ là giảm dần khoản nợ và vay thông minh.

      Khả năng trả nợ dựa trên thu nhập hàng tháng của bạn là yếu tố then chốt. Có hai loại nợ cần phân biệt:

      • Nợ dài hạn trên tài sản đầu tư: Ví dụ như vay mua nhà. Số tiền trả hàng tháng cho loại nợ này được xem như chi phí cho tiết kiệm và đầu tư, không nên vượt quá 30% thu nhập.
      • Nợ ngắn hạn trên tài sản tiêu hao: Ví dụ như vay mua điện thoại, laptop. Loại nợ này cần được thanh toán nhanh chóng để tránh lãi suất cao và ảnh hưởng đến khả năng tài chính của bạn.

      Đối với các khoản nợ ngắn hạn liên quan đến việc mua sắm các tài sản tiêu thụ, việc trả tiền hàng tháng được coi là chi phí dành cho việc thưởng thức và giải trí, chỉ nên chiếm khoảng 10-15% thu nhập của bạn.

      Thứ hai là việc tối ưu hóa việc sử dụng các khoản vay một cách thông minh. Thay vì chấp nhận các khoản lãi suất cao, bạn có thể dành thời gian để nghiên cứu các điều kiện vay theo các tiêu chí như hạn mức vay, lãi suất, lãi suất thả nổi, thời gian ưu đãi và các điều kiện đi kèm như yêu cầu mua bảo hiểm hoặc phí phạt trả trước hạn. Bằng cách này, bạn có thể tìm ra các cơ hội để vay tiền một cách thông minh và tiết kiệm được một khoản tiền lớn.

      Đầu tư sáng suốt và đa dạng hóa danh mục đầu tư

      muon-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-can-hieu-ro-cac-tru-cot-trong-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-3

      Đa dạng hóa danh mục đầu tư để tối ưu lợi nhuận (Nguồn: Fmarket)

      Bí quyết thành công trong đầu nằm ở việc biết cách phân bổ danh mục đầu tư một cách thông minh để tối ưu hóa lợi nhuận và quản trị rủi ro hiệu quả.

      Đối với những nhà đầu tư mới bắt đầu, đừng vội vàng đầu tư số tiền lớn khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm. Bắt đầu từ số vốn nhỏ giúp bạn học hỏi và tích lũy kinh nghiệm một cách an toàn. Thay vì đầu tư một khoản lớn ngay lập tức, hãy chia nhỏ số tiền và đầu tư đều đặn theo thời gian. Cách thức này giúp bạn giảm thiểu rủi ro và tận dụng lợi thế của việc trung bình giá vốn. Nếu bạn thiếu kinh nghiệm hoặc thời gian, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các chuyên gia, cố vấn tài chính. 

      Tạo lập các kế hoạch dự phòng tài chính

      Đây là việc cần làm để chuẩn bị cho những tình huống không mong muốn trong tương lai. Có hai nguyên nhân khiến bạn mất mát tài chính hoặc mất hoàn toàn nguồn thu nhập, đó là: 

      Thứ nhất, bạn có thể mất việc làm hoặc bị sa thải. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tìm kiếm một công việc mới hoặc phải dành một khoảng thời gian để thích nghi. Việc xây dựng một quỹ dự phòng dành cho tình huống này, có thể từ 3 đến 6 tháng thu nhập, là rất quan trọng và cần thiết.

      Thứ hai, các sự cố như tai nạn, bệnh tật… là điều không ai mong muốn. Trong trường hợp này, có nhiều phương án dự phòng, nhưng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội là những phương tiện cơ bản nhất. Cùng với sự phát triển của xã hội, việc đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ hoặc bảo hiểm sức khỏe cũng là điều đáng xem xét. Tương tự như việc đầu tư, bạn cần phải thận trọng và tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia có kinh nghiệm vì bảo hiểm là một sản phẩm phức tạp, kết hợp cả việc tích lũy và đầu tư, thường diễn ra trong thời gian dài.

      Các cách giúp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

      • Xác định rõ mục tiêu tài chính

      Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền mỗi tháng? Bạn muốn mua nhà hay xe hơi trong tương lai? Bạn muốn nghỉ hưu sớm? Khi bạn biết mục tiêu tài chính của mình là gì, bạn có thể lập kế hoạch để đạt được chúng.

      • Theo dõi thu nhập và chi tiêu 

      Bạn cần biết tiền của bạn đang đi đâu để có thể quản lý nó một cách hiệu quả. Bạn có thể sử dụng sổ tay, ứng dụng hoặc phần mềm để theo dõi thu nhập và chi tiêu của mình.

      • Lập ngân sách

      Ngân sách là kế hoạch chi tiêu cho thu nhập của bạn. Khi bạn có ngân sách, bạn có thể đảm bảo rằng mình không chi tiêu quá nhiều tiền cho những thứ không quan trọng.

      • Tiết kiệm tiền

      Tiết kiệm tiền là điều quan trọng để đạt được mục tiêu tài chính của bạn. Bạn nên bắt đầu tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập mỗi tháng sau đó tăng dần lên theo thời gian.

      Để tăng hiệu quả tiết kiệm tiền, bạn có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ số giúp hỗ trợ tối đa việc quản lý tài chính cá nhân, điển hình như Micro Saving - công cụ “Tích lũy tiền lẻ” để đầu tư gia tăng lợi nhuận được phát triển bởi TCBS (Techcom Securities).

      Tham gia chương trình "Tích lũy tiền lẻ - Micro Saving", số tiền lẻ của bạn sẽ được tự động đầu tư vào một trong các quỹ của TCBS để tối ưu hóa lợi nhuận, bao gồm: Quỹ Đầu tư trái phiếu (TCBF), Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt (TCFF) và Quỹ Cổ phiếu Techcom Top 30 (TCEF).

      • Tích lũy tiền lẻ tự động: Micro Saving cho phép bạn tích lũy tự động từ việc làm tròn số các giao dịch bạn thực hiện. Số tiền làm tròn có thể từ 1.000 đến 1.000.000 đồng tùy vào giá trị giao dịch. Đây là công cụ miễn phí và tự động.
      • Đầu tư vào các quỹ của TCBS: Số tiền tích lũy sẽ được đầu tư vào một trong các quỹ TCBF, TCFF, TCEF mang về lợi nhuận từ 1 - 3% hoặc có cơ hội sở hữu cổ phần của top 30 doanh nghiệp niêm yết hàng đầu tại Việt Nam, lãi suất lên đến 12%/năm. 

      muon-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-hieu-qua-can-hieu-ro-cac-tru-cot-trong-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-4

      Tiết kiệm và đầu tư hiệu quả với công cụ tích lũy tiền lẻ Micro Saving của TCBS (Nguồn: TCBS)

      Cách mở tài khoản Micro Saving thông qua 6 bước:

      Bước 1: Truy cập vào trang web TCInvest hoặc ứng dụng TCInvest và đăng nhập vào tài khoản của bạn. Sau đó, trên màn hình chính, nhấn vào "Menu", và sau đó chọn "Tích lũy tiền lẻ".

      Bước 2: Giao diện sẽ hiển thị thông tin giới thiệu về sản phẩm. Nhấn vào "Tiếp tục" để tiếp tục.

      Bước 3: Tiếp theo, giao diện sẽ hiển thị thông tin về cơ chế làm tròn áp dụng khi giao dịch cổ phiếu. Nhấn chọn "Tiếp tục" 

      Bước 4: Thực hiện thiết lập cơ chế làm tròn bằng cách chọn bội số làm tròn và đặt giới hạn tích lũy trong ngày.

      Bước 5: Tiếp theo, giao diện sẽ hiển thị danh sách và thông tin của các quỹ đầu tư để bạn lựa chọn. Nhấn vào "Xác nhận" để thiết lập chương trình.

      Bước 6: Cuối cùng, giao diện sẽ hiển thị hợp đồng chi tiết và các điều khoản khi tham gia chương trình. Nhấn vào "Xác nhận ký hợp đồng". Sau khi xác nhận ký hợp đồng thành công, bạn sẽ nhận được thông báo về việc hoàn tất đăng ký tham gia.

      Quản lý tài chính cá nhân là một hành trình dài hơi, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực. Hãy bắt đầu ngay hôm nay bằng cách áp dụng những bí quyết trên, sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính trong tương lai gần. 

      Xem thêm

      20 sai lầm phổ biến các nhà đầu tư tài chính thường mắc phải

      Trở thành "bậc thầy" quản lý tài chính cá nhân với 7 nguyên tắc cơ bản sau

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương