Tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và hoài bão, nhưng cũng không ít lo toan, đặc biệt là áp lực tài chính cá nhân. Gánh nặng cơm áo gạo tiền, chi tiêu sinh hoạt, mua nhà, mua xe... khiến nhiều bạn trẻ cảm thấy mệt mỏi và chán nản. Vậy, làm thế nào để giảm bớt áp lực tài chính và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai? Một số bí quyết hiệu quả sẽ được bật mí trong bài viết sau đây.
Theo nhận định của chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh, so với thế hệ gen Y và gen X, giới trẻ hiện nay, đặc biệt là gen Z, có xu hướng chi tiêu phóng khoáng hơn hẳn. Báo cáo Consumer Culture 2021 do 5WPR thực hiện cho thấy, các mặt hàng được gen Z ưu tiên mua sắm thường là điện tử, công nghệ, y tế và sức khỏe. Và khi thu nhập tăng lên, họ lại càng có thêm nhiều mục tiêu tài chính mới.
Tuy nhiên, đáng lo ngại là nhiều bạn trẻ đang rơi vào tình trạng "tiêu trước kiếm sau", sẵn sàng "chi đậm" cho sở thích cá nhân mà không cân nhắc đến khả năng tài chính của bản thân. Hệ quả là không ít người "lương vừa về đã vội trả nợ". Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do các bạn trẻ thiếu kiến thức và kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả. Điều này khiến họ dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, thậm chí sụp đổ khi gặp rủi ro hoặc biến động bất ngờ.
Báo cáo "Sức khỏe ngành tài chính & ngân hàng khu vực châu Á – Thái Bình Dương" do Backbase thực hiện đầu năm 2021 cũng chỉ ra rằng, 67% người Việt được khảo sát cảm thấy căng thẳng về sức khỏe tài chính của bản thân. Lý do chủ yếu là họ gặp khó khăn trong việc tiết kiệm và quản lý tiền bạc. Đáng chú ý, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người thừa nhận không biết cách quản lý tài chính cao nhất trong 10 nước châu Á – Thái Bình Dương.
Áp lực tài chính cá nhân có xu hướng ngày càng trẻ hóa (Nguồn: Báo Dân trí)
Câu chuyện thực tế về Nhật Linh (23 tuổi, sống tại Hà Nội), mới tốt nghiệp đại học được một năm. Linh đã "mạnh tay" chi tiêu hơn sau khi nhận công việc chính thức tại một công ty công nghệ ở quận Cầu Giấy. Ban đầu, cô gái 23 tuổi áp dụng phương pháp phân chia thu nhập theo tỷ lệ 80 - 20, với 80% dành cho các khoản chi cố định và dự phòng, 20% để tiết kiệm. Tuy nhiên, Linh thừa nhận rằng khoản tiết kiệm này thường không giữ được lâu.
Cô bạn chia sẻ tháng nào cũng có những khoản chi phí bất ngờ như đám cưới, sinh nhật bạn bè, chưa kể đến việc mua sắm và đi du lịch.
Vào các đợt khuyến mãi trên các sàn thương mại điện tử, Linh thường dành thời gian tìm kiếm những món đồ giá hời và thêm vào giỏ hàng từ tối hôm trước để "chốt đơn" vào nửa đêm. Mỗi đợt sale, giỏ hàng của cô lên đến hàng chục đơn với tổng số tiền từ hai đến ba triệu đồng, tương đương với khoản tiết kiệm mỗi tháng. Do thuê phòng một mình và thường xuyên ăn ngoài, Linh cho hay các khoản chi cố định như tiền nhà, ăn uống, đi lại đã chiếm 80% lương và cô không còn dư dả để dành dụm cho tương lai.
Nhu cầu cuộc sống, thói quen chi tiêu… tạo nên áp lực tài chính cá nhân cho người trẻ (Nguồn: Pngtree)
Áp lực tài chính là một vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến mọi tầng lớp trong xã hội. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan:
Tác động từ nền kinh tế: Biến động kinh tế toàn cầu, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, tác động không nhỏ đến tình hình tài chính cá nhân. Khủng hoảng kinh tế khiến việc làm trở nên khan hiếm, thu nhập giảm sút, dẫn đến lo lắng và áp lực cho nhiều người.
Nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng: Xã hội phát triển kéo theo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng tăng cao. Trong khi thu nhập không theo kịp tốc độ tăng giá, nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc chi tiêu và lo lắng về tương lai.
Thói quen chi tiêu thiếu kế hoạch: Đây là nguyên nhân chính khiến cho tình trạng tài chính trở nên tồi tệ. Việc chi tiêu bừa bãi, không kiểm soát dẫn đến tình trạng “vung tay quá trán”, nhanh chóng cạn kiệt nguồn tài chính và gây ra áp lực lớn.
Đồng tiền mất giá: Một yếu tố khách quan khác góp phần tạo nên áp lực tài chính là vấn đề mất giá đồng tiền. Khi giá trị tiền tệ giảm sút, sức mua của người dân cũng bị ảnh hưởng, khiến cho việc tiết kiệm và tích lũy trở nên khó khăn hơn.
Để quản lý chi tiêu hiệu quả, theo chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh, việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân dựa trên nguyên tắc "chi tiêu ít hơn thu nhập" là vô cùng quan trọng. Đồng thời, việc hình thành thói quen tiết kiệm thường xuyên cũng đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh tài chính.
Giả sử, với mức thu nhập dưới 20 triệu đồng một tháng, sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cố định và dự phòng, chuyên gia khuyến khích việc trích ra 15 - 20% thu nhập để gửi tiết kiệm tại các ứng dụng ngân hàng. Dù thời gian gửi tiết kiệm dài hay ngắn, song thói quen này sẽ giúp bạn hình thành tâm lý “cân đo đong đếm” kỹ lưỡng trước khi quyết định mua sắm bất kỳ món đồ nào.
Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả (Nguồn: CafeF)
Theo các chuyên gia tài chính, một nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi tiêu hiệu quả là "tấn công" thay vì "phòng thủ". Thay vì chỉ tập trung tiết kiệm từ lương, việc chủ động tăng thêm nhiều nguồn thu nhập sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu tài chính hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên ghi chép tất cả các chi tiêu hàng ngày của bản thân để hiểu rõ thói quen sinh hoạt trong vòng một tháng. Sau đó, phân loại chúng thành các hạng mục như tiền ăn uống, tiền nhà, điện nước, chi phí đi lại, nhu yếu phẩm, mua sắm và tiết kiệm. Dựa theo các hạng mục này, thiết lập một kế hoạch chi tiêu hợp lý.
Đầu tiên, để giải quyết áp lực tài chính, hãy tập trung vào việc điều chỉnh dòng tiền ra vào. Cân nhắc khả năng tăng thu nhập bằng cách tìm kiếm cơ hội làm thêm, đầu tư, hoặc chọn một công việc phụ thu nhập phù hợp với điều kiện và khả năng của bạn.
Thứ hai, quản lý nợ tín dụng là một phần quan trọng. Hãy đảm bảo thanh toán đúng hạn và luôn ý thức về các khoản nợ của mình. Đồng thời, cố gắng cắt giảm chi phí hàng ngày không cần thiết và hạn chế việc chi tiêu cho những thứ không quan trọng, chỉ nên chi tiêu cho những thứ thực sự cần thiết.
Học đầu tư cũng là một cách để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả (Nguồn: ACVK)
Sau khi thiết lập bảng chi tiêu hợp lý, bạn sẽ có khả năng điều chỉnh khoản tiết kiệm và đầu tư của mình. Việc đầu tư là cần thiết để gia tăng tài sản và thu nhập, bất kể bạn có kinh tế hạn hẹp hay không.
Bước đầu tiên, hãy chia nhỏ các khoản chi phí cố định như tiền điện nước, tiền nhà, sinh hoạt phí... Sau đó, hãy cam kết trích ra một khoản tiền nhất định (dù ít hay nhiều) vào quỹ đầu tư của bạn.
Một số phương thức đầu tư phố biến:
Điều chỉnh cảm xúc cá nhân sẽ giúp bản thân tự vượt qua áp lực tài chính (Nguồn: Shan Health)
Cảm xúc đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hành trình chinh phục thành công, đặc biệt khi đối mặt với áp lực tài chính. Khi bạn kiểm soát tốt cảm xúc, bạn sẽ có khả năng vượt qua mọi khó khăn và đưa ra những quyết định sáng suốt.
Tình trạng căng thẳng kéo dài do áp lực tài chính sẽ khiến bạn mệt mỏi, kiệt quệ năng lượng và mất đi động lực kiếm tiền. Điều này khiến cho vòng xoáy áp lực tài chính ngày càng siết chặt.
Để thoát khỏi vòng xoáy này, điều quan trọng là bạn cần học cách điều tiết cảm xúc của bản thân. Hãy giữ bình tĩnh để có thể xử lý tình huống một cách sáng suốt và tìm ra giải pháp tối ưu.
Một số phương pháp giúp bạn điều chỉnh và cân bằng cảm xúc:
Tóm lại, để thoát khỏi vòng xoáy áp lực tài chính và hướng đến một cuộc sống an nhàn, tự do, bạn có thể thử áp dụng theo những phương pháp được chia sẻ phía trên. Chỉ khi bạn gia tăng tài sản, hạn chế tiêu sản, thanh toán hết nợ nần hoặc đưa số nợ về mức 0, gánh nặng tài chính mới không còn là mối lo âu thường trực trong tâm trí bạn.
Xem thêm
Mua nhà có nên chờ sau khi Luật Đất đai có hiệu lực?
Techcombank cho vay mua nhà: Phí phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn