Mua chứng chỉ quỹ cần trả những chi phí nào?

      Mua chứng chỉ quỹ cần trả những chi phí nào?

      Onehousing image
      6 phút đọc
      10/01/2025
      Mua chứng chỉ quỹ cần phải trả những khoản phí nào? Việc hiểu rõ các chi phí quản lý là điều cần thiết để bạn có thể lên kế hoạch và tối ưu hóa lợi nhuận.

      Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ, việc hiểu rõ các loại phí liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa lợi nhuận và quản trị rủi ro. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại phí cần chú ý, đồng thời gợi ý một số quỹ tiềm năng để các nhà đầu tư tham khảo.

      Những loại chi phí phổ biến khi mua chứng chỉ quỹ

      Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ, việc chú ý đến phí giao dịch là điều quan trọng, bởi nó có thể tác động trực tiếp đến lợi nhuận thực tế của các nhà đầu tư. Phí giao dịch bao gồm phí mua, phí bán và phí chuyển đổi quỹ, mỗi loại sẽ ảnh hưởng khác nhau dựa trên thời gian nắm giữ và tần suất giao dịch của nhà đầu tư.

      Phí mua chứng chỉ quỹ

      Phí mua thường là một tỷ lệ nhỏ của số tiền bạn cần bỏ ra để mua chứng chỉ quỹ. Phí này có thể dao động từ 0.5% đến 1% tùy thuộc vào công ty quản lý quỹ.

      Ở Việt Nam, có nhiều quỹ mở không thu phí mua, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tham gia mà không phải bận tâm về chi phí ban đầu.

      mua-chung-chi-quy-can-tra-nhung-chi-phi-nao-1

      Phí mua chứng chỉ quỹ dao động từ 0.5% đến 1% tùy thuộc vào công ty quản lý quỹ (Nguồn: Markets Insider)

      Phí quản lý quỹ

      Khi đầu tư vào quỹ mở, nhà đầu tư được hưởng lợi từ dịch vụ quản lý và giám sát chuyên nghiệp đối với danh mục đầu tư. Các chuyên gia tài chính sẽ đảm nhiệm việc nghiên cứu, phân tích và xây dựng chiến lược đầu tư tối ưu nhằm gia tăng lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro.

      Vì vậy, phí quản lý quỹ là khoản chi phí mà nhà đầu tư sẽ trả cho công ty quản lý quỹ để duy trì và cung cấp các dịch vụ này, được quy định rõ trong điều lệ quỹ.

      Phí quản lý quỹ được tính theo tỷ lệ phần trăm tài sản quản lý của quỹ, dao động trong khoảng từ 0.5 - 2% mỗi năm. Phí này được trừ trực tiếp từ giá trị tài sản của quỹ đồng thời không yêu cầu nhà đầu tư trả trực tiếp.

      mua-chung-chi-quy-can-tra-nhung-chi-phi-nao-2

      Phí quản lý dao động từ 0.5 - 2%/năm (Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)

      Ví dụ, nếu bạn đầu tư 100 triệu đồng vào chứng chỉ quỹ, bạn sẽ phải trả khoản phí quản lý khoảng 2 triệu đồng mỗi năm. Phí này thường được khấu trừ hàng ngày vào NAV của quỹ, nên giá trị mà nhà đầu tư thấy đã bao gồm phần phí đã trừ.

      Phí bán lại chứng chỉ quỹ

      Khi bán lại chứng chỉ quỹ, một số quỹ có thể thu phí chuyển nhượng hoặc phí bán lại, thường dao động từ 0.5% đến 1%. Loại phí này thường được áp dụng nhằm khuyến khích nhà đầu tư giữ quỹ trong một thời gian nhất định. Ngoài ra, phí bán thường giảm dần khi thời gian nắm giữ tăng lên.

      Ví dụ, với chứng chỉ của VinaCapital, nhà đầu tư sẽ chịu mức phí bán cụ thể như sau: nắm giữ dưới 1 năm sẽ chịu phí 2% trên giá trị giao dịch, từ 1 năm đến dưới 2 năm là 1,5%, và trên 2 năm là 0,5%. Mức phí này cao hơn đáng kể so với phí giao dịch cổ phiếu, vốn chỉ dao động từ 0,1% đến 0,35% trên giá trị giao dịch.

      mua-chung-chi-quy-can-tra-nhung-chi-phi-nao-2

      Phí bán có xu hướng giảm dần khi thời gian nắm giữ tăng lên (Nguồn: VnEconomy)

      Phí bán không phải là nguồn thu nhập chính của công ty quản lý quỹ, mà được áp dụng nhằm khuyến khích nhà đầu tư giữ quỹ đủ lâu để tối ưu hóa tiềm năng tăng trưởng. Nhiều quỹ còn quy định miễn phí giao dịch sau khi nhà đầu tư nắm giữ trong khoảng thời gian nhất định.

      Phí quản lý danh mục đầu tư

      Phí quản lý danh mục đầu tư là khoản chi phí mà nhà đầu tư cần thanh toán cho các công ty quản lý quỹ hoặc tổ chức tài chính để thực hiện việc quản lý và đầu tư thay mặt họ. Khoản phí này thường được tính dựa trên tổng giá trị tài sản trong danh mục hoặc giá trị tài sản ròng (NAV).

      Theo thông tin từ trang VinaCapital, tỷ lệ phí quản lý phổ biến dao động từ 0,5% đến 2% mỗi năm. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào loại hình danh mục, chiến lược đầu tư, cũng như quy mô tài sản mà nhà đầu tư ủy thác.

       

      Các khoản phí tiềm ẩn

      Phí phân phối: Là khoản phí trả cho hoạt động bán và tiếp thị của quỹ, bao gồm cả hoa hồng cho người môi giới.

      Phí dịch vụ cổ đông: Bao gồm các chi phí phục vụ khách hàng, cung cấp tài liệu chính thức của quỹ như báo cáo tài chính cho cổ đông…

      Các loại chi phí khác, như chi phí giám sát, pháp lý, chuyển nhượng và chi phí quản lý…

      Để giảm thiểu chi phí khi đầu tư chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần chú ý:

      • Chọn quỹ với mức phí hợp lý: So sánh phí của các quỹ khác nhau để tìm quỹ có phí thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.
      • Lựa chọn công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ có phí giao dịch thấp: Giúp giảm chi phí cho các khoản đầu tư dài hạn.
      • Tính toán toàn bộ chi phí: Bao gồm phí mua, phí quản lý và phí bán lại.

      Các chứng chỉ quỹ có phí thấp tại Việt Nam

      Các chứng chỉ quỹ có phí thấp tại Việt Nam là lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư muốn tối ưu hóa lợi nhuận. Với mức phí quản lý và giao dịch thấp, các quỹ này giúp giảm thiểu chi phí đầu tư dài hạn, đặc biệt phù hợp với những ai muốn đầu tư thụ động. Đồng thời, các quỹ phí thấp thường tập trung vào các danh mục đa dạng, giảm thiểu rủi ro và mang lại sự ổn định, phù hợp với xu hướng đầu tư hiện đại.

      Sau đây là danh mục một số chứng chỉ quỹ tại Việt Nam có phí thấp tại Việt Nam để các nhà đầu tư tham khảo:

      Chứng chỉ quỹ

      Mục tiêu

      Phí quản lý

      Phí bán lại

      Tính thanh khoản/Tiềm năng

      Quỹ VFMVF1

      Quỹ hướng đến việc tối đa hóa lợi nhuận đồng thời giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư. Danh mục đầu tư bao gồm đa dạng các loại chứng khoán vốn, trái phiếu chuyển đổi và chứng khoán nợ.

      1.95%/ năm

       

      Không phí

      Tuỳ thuộc vào thanh khoản của thị trường

      Quỹ ETF VN30

      Quỹ đặt mục tiêu tái hiện sát nhất sự biến động của chỉ số VN30, mang lại cơ hội cho nhà đầu tư tận dụng sự tăng trưởng của các cổ phiếu hàng đầu mà không cần sở hữu từng mã riêng lẻ.

      Phí quản lý thấp tuỳ công ty do tính chất quản lý thụ động

      Không phí

      Thanh khoản cao, các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua bán trên các sàn giao dịch như cổ phiếu.

      Quỹ VEOF

      Hướng đến lợi nhuận bền vững, chủ yếu đầu tư vào các mã cổ phiếu niêm yết của những doanh nghiệp đầu ngành

      1.75%/năm

       

      Dao động trong khoảng 0.5 - 2% tuỳ vào năm nắm giữ.

       

      Tiềm năng tăng trưởng tốt và lợi thế cạnh tranh cao.

      Quỹ VNDAF

      Quỹ mang đến giải pháp tài chính phù hợp cho mọi nhà đầu tư tìm kiếm kênh đầu tư an toàn, giảm rủi ro, tối ưu lợi nhuận và đảm bảo thu nhập ổn định trong dài hạn. Do đó, quỹ tập trung vào cổ phiếu của các công ty niêm yết hàng đầu với kết quả kinh doanh tích cực.

      1.5%/năm

      Dao động trong khoảng 1 - 2% tuỳ vào năm nắm giữ.

      Đảm bảo được sự tăng trưởng vượt trội đi kèm khả năng quản trị rủi ro rất to trong những thời điểm thị trường khó khăn.

      Tổng kết, khi mua chứng chỉ quỹ, các nhà đầu tư cần cân nhắc các loại chi phí như phí quản lý, phí phát hành, phí mua - bán lại và các khoản phí dịch vụ khác (nếu có). Việc hiểu rõ các khoản phí này không chỉ giúp tối ưu hóa lợi nhuận, quản trị rủi ro mà còn hỗ trợ nhà đầu tư lựa chọn quỹ phù hợp với mục tiêu tài chính cũng như chiến lược đầu tư cá nhân.

      Xem thêm 

      Chứng chỉ quỹ SSI: Đánh giá và tiềm năng đầu tư

      Đầu tư chứng chỉ quỹ và gửi tiết kiệm: Lựa chọn nào sinh lời nhiều hơn?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K