Nội dung bài viết:
Vì sao nên cập nhật mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất?
Nhu cầu thuê nhà trọ thường xuất phát từ các bạn sinh viên, người trẻ mới đi làm, công nhân hay thậm chí là các gia đình có con nhỏ. Dù là chủ nhà hay người đi thuê, bất cứ ai cũng có nhu cầu tìm kiếm, lưu lại các mẫu hợp đồng. Cách nhanh nhất mọi người thường áp dụng đó là search Google về mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất, hoặc hỏi kinh nghiệm từ bạn bè hoặc người thân để từ đó tự sửa nội dung văn bản.
Khi dịch Covid diễn ra và thậm chí phải giãn cách xã hội, mảng bất động sản cho thuê gặp nhiều khó khăn. Nhiều cửa hàng trả mặt bằng, nhiều người đi thuê nhà trọ ở thành phố không đủ tiền thanh toán và phải về quê. Điều này khiến hợp đồng bị gián đoạn và phát sinh vấn đề. Ví dụ: Giá thuê áp dụng trong thời gian giãn cách là bao nhiêu? Việc thanh toán sẽ linh động như thế nào?
Sự xuất hiện của nhiều hình thức thuê nhà trọ khác nhau cũng là lý do khiến nhiều người, đặc biệt là các bạn sinh viên và người mới đi làm cần phải cập nhật mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất. Ví dụ, với hình thức co-living để giảm chi phí thuê, bạn sẽ dùng chung không gian sinh hoạt (bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, khu giặt và phơi đồ,...) và ngủ sẽ ở phòng riêng. Lúc này, các điều khoản của hợp đồng sẽ có thêm mục về đền bù thiệt hại với các tài sản chung, khu vực của cá nhân sẽ ở đâu,v.v…
Tìm hiểu về các điều khoản cơ bản trong mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất giúp bạn hạn chế rủi ro phát sinh. Ảnh: Unsplash.
Hợp đồng thuê nhà trọ có những điều khoản cơ bản nào?
Danh sách các hạng mục dưới đây sẽ giúp bạn nhanh chóng soạn thảo hoặc kiểm tra nội dung hợp đồng:
Khoản tiền cọc đó là bao nhiêu? Ở trong thời gian bao lâu thì khi chuyển đi được nhận lại cọc? Trước khi chuyển phòng trọ cần báo trước thời gian bao lâu?
Giá thuê phòng trọ và các chi phí khác có đúng với nội dung 2 bên đã thỏa thuận trước đó không? Giá thuê áp dụng trong khoảng thời gian nào? Nếu tăng giá thì tăng tối đa bao nhiêu phần trăm?
Nhiều người thường “lơ là” thời hạn hợp đồng nhưng đây lại là mục rất quan trọng , bởi đó là căn cứ để hai bên chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, chủ phòng trọ có thể cho người khác thuê lại căn phòng. Đó cũng là căn cứ về thời gian để bên đi thuê phòng trọ có thể lấy lại khoản tiền đã đặt cọc. Điều khoản này cũng nên quy định thêm về các mốc thời gian ký lại hợp đồng trong trường hợp hai bên muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê phòng trọ.
Khi nhận phòng trọ, bạn được nhận những trang thiết bị gì? Nên thống kê toàn bộ trong phụ lục hợp đồng. Trong quá trình ở, nếu xảy ra hỏng hóc, trách nhiệm sửa chữa thuộc về ai?
Tiền điện, nước, internet, phí quản lý ở khu căn hộ sẽ được thanh toán như thế nào và dựa trên cơ sở là gì?
Thủ tục và giấy tờ ký hợp đồng thuê nhà trọ
Khi làm hợp đồng thuê nhà trọ, bạn cần chuẩn bị sẵn sàng các giấy tờ theo danh sách tham khảo dưới đây:
Hợp đồng thường được ký thành 2 bản trở lên để mỗi bên tối thiểu giữ 1 bản.
Mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất nên bổ sung điều khoản nào để phòng rủi ro?
Báo Tuổi trẻ đã thông tin về tư vấn của Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) trong bài viết “Tranh chấp cho thuê mặt bằng: Dịch COVID-19 là sự kiện bất khả kháng?”. Theo đó, luật sư Tú lưu ý khi soạn thảo và giao kết hợp đồng, các bên cần xác lập điều khoản thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng, cần quy định rõ những trường hợp thiên tai, dịch bệnh tương tự như dịch COVID-19, để từ đó hạn chế phát sinh những tranh chấp.
Mặt khác, Luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng dịch COVID-19 không đương nhiên là sự kiện bất khả kháng và việc dịch COVID-19 có được xem là sự kiện bất khả kháng hay không còn phụ thuộc vào sự thỏa thuận trong hợp đồng.
Như vậy, khi soạn hợp đồng thuê nhà trọ, bạn có thể lưu tâm đến điều khoản về “sự việc bất khả kháng” để nêu ra cụ thể tên sự việc đó là gì, phạm vi như thế nào được coi là bất khả kháng.
Với những thông tin trên đây, hi vọng rằng bạn có thể tự soạn thảo hoặc cập nhật mẫu hợp đồng thuê nhà trọ mới nhất sao cho phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh của bạn.