Mâm cúng ông Công ông Táo gồm có những gì?

      Mâm cúng ông Công ông Táo gồm có những gì?

      Onehousing image
      4 phút đọc
      11/12/2023
      Bạn muốn tìm hiểu có những gì trong mâm cúng ông Công ông Táo? Khám phá ngay cùng OneHousing nhé!

      Vào mỗi dịp cuối năm, mọi gia đình Việt Nam đều tất bật dọn dẹp nhà cửa cũng như chuẩn bị những mâm cúng dâng lên ông bà, tổ tiên, các bậc thần thánh nhằm thể hiện lòng biết. Trong số đó, một trong những tập tục quen thuộc nhất chính là cúng ông Công ông Táo. Vậy, mâm cúng ông Công ông Táo cần chuẩn bị những gì? Tết ông Công ông Táo năm 2024 là ngày bao nhiêu? Cùng tìm câu trả lời qua bài viết của OneHousing ngay dưới đây!

      Ông Công ông Táo là những ai?

      Đời sống người Việt Nam xưa gắn liền với tục thờ cúng các vị thần. Người xưa quan niệm rằng mỗi khía cạnh trong đời sống đều có sự giám sát, tác động và cai quản bởi một số vị thần nhất định. Tương tự như vậy, trong các truyền thuyết của Việt Nam, ông Công ông  Táo ( trong nhiều truyền thuyết là hai ông một bà) là những vị thần cai quản căn bếp gia đình, chuyện xóm làng, chợ búa.

      Truyền thuyết về ông Công ông Táo có khởi điểm từ các điển tích trong Đạo Lão của Trung Quốc, được du nhập về Việt Nam và trở thành câu chuyện về ông đầu rau hay vua bếp với nhiều bản khác nhau. Nhân vật chính của câu chuyện gồm 2 nam, một nữ. Sau cùng, nhờ thể hiện được lối sống nghĩa tình, họ được Trời thương và phong chức làm thần. Ba người họ cùng được Trời ban danh Táo quân (Vua Bếp), người đàn ông thứ nhất được phong là Thổ Công cai quản chuyện trong căn bếp, người đàn ông thứ hai được phong là Thổ Địa cai quản việc trong nhà và người phụ nữ được phong là Thổ Kỳ, coi quản chuyện chợ búa. Cùng với nhau, họ phối hợp giám sát những chuyện trong nhà cũng như ngăn cản không cho ma quỷ xâm nhập. Tục xưa truyền rằng vào mỗi 23 tháng Chạp, ba người sẽ cùng cưỡi cá chép về Trời báo cáo việc làm của gia chủ trong năm qua để Thiên Đình định đoạt tốt xấu. Từ đó, nhân dân ta dần hình thành tục cúng ông Công ông Táo như một cách tiễn ba người về Thiên Đình trong dịp cuối năm cũng như thể hiện tấm lòng biết ơn, thành kính. 

      Ông Công ông Táo là các vị thần cai quản chuyện trong nhà, bếp núc (Nguồn: Media Mart)

       

      Ngày nào là Tết ông Công ông Táo năm 2024?

      Đọc tiếp

      Dựa trên lịch Âm, tết ông Công ông Táo thường được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp. Ngày này trong năm dương lịch 2024 sẽ rơi vào thứ sáu ngày 2 tháng 2. Đây là một dịp gần với các ngày nghỉ cuối tuần, tạo điều kiện cho gia chủ chuẩn bị mâm cúng tươm tất nhất có thể. Tuy nhiên, nếu gia đình bạn có việc bận vào ngày trên, gia chủ có thể tổ chức cúng sớm hơn.

      Tết ông Công ông Táo sắp tới rơi vào ngày 02/02/2024 (Nguồn: Bách hóa xanh)

      Cần chuẩn bị những gì cho mâm cúng ông Công ông Táo?

      Để có thể chuẩn bị mâm cúng ông Táo, gia đình cần có:

      3 chiếc mũ dành cho 3 ông bà Táo: Hai ông Táo cúng bằng mũ có cánh chuồn, bà Táo cúng bằng loại mũ không có phần cánh chuồn

      • Trang phục, quần áo dùng để cúng làm từ giấy: 2 bộ đồ năm và một bộ dành cho nữ
      • 3 đôi hài dành cho Táo Quân, 2 đôi cho nam và một đôi cho nữ
      • Các loại trái cây tươi
      • Trầu, cau
      • Một số loại đồ uống thông dụng trong lễ cúng như rượu nếp, trà
      • Nhang đèn
      • Cá chép để đưa các Táo về chầu trời 

      Theo tín ngưỡng xưa của người Việt tại các khu vực phía Bắc, gia đình khi cúng ông Táo thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ bơi trong chậu. Những chú cá chép này được cho là sẽ “hóa rồng” để đưa các Táo về với Thiên Đình. Sau khi hoàn thành các nghi lễ cúng, gia đình sẽ mang cá chép ra thả ở các sông, hồ, ao, suối gần nhà. Trong khi đó, người dân miền Trung lại thường sử dụng ngựa gỗ để cúng cho Táo quân. Tại miền Nam, thường các gia đình sẽ dâng lên các lễ vật khá đơn giản như cá chép giấy, hài Táo quân, mũ, áo giấy,...

      Về mâm cỗ cúng ông Táo, các gia đình có thể chuẩn bị mâm cỗ chay hay mặn, tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như văn hóa vùng miền. Thông thường, mâm cỗ mặn truyền thống sẽ có một số món như: 

      • Xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi lá nếp,...
      • Gà trống luộc được trang trí với ớt tỉa hay hoa hồng (Có thể được thay bằng các món thịt khác như vịt quay và heo luộc)
      • Bánh chưng xanh
      • Phần thịt giò lợn luộc
      • Thịt đông
      • Canh mọc hoặc canh chân giò nấu với măng
      • Gạo
      • Muối,...

      Đối với mâm cúng chay, gia đình có thể chuẩn bị một số món từ rau củ như xôi chay, gỏi chay, rau xào,...

      Một lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cho ông Táo là gia đình không cần quá chú trọng việc mâm cao cỗ đầy mà cần thành tâm hành lễ, xin ông Táo báo với Thiên Đình các việc làm tốt năm qua chứ không nên cầu tài lộc, phú quý. Một lưu ý khác là gia đình không nên đốt tiền âm, vàng mã hay các loại xe giấy, điện thoại giấy,... vì ông Táo là bậc thần tiên chứ không phải người âm. 

      Mâm cỗ ông Công ông Táo quan trọng sự thành tâm chuẩn bị của gia đình hơn yếu tố “mâm cao cỗ đầy” (Nguồn: Bách hóa Xanh)

      Bài viết trên của OneHousing đã tổng hợp những thành phần cần chuẩn bị trong mâm cúng ông Công ông Táo cũng như ngày Tết ông Công ông Táo năm 2024. OneHousing hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích, giúp bạn thuận tiện hơn trong dịp cuối năm này.

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

      Xem thêm

      Thời điểm mua nhà trong năm: Nên mua nhà trước Tết hay sau Tết

      Ưu đãi Tết Nhâm Dần: Mời bạn mua nhà, nhận quà tài lộc

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K