Làm thế nào để "cân" được bài toán room tín dụng?

      Làm thế nào để "cân" được bài toán room tín dụng?

      Onehousing image
      6 phút đọc
      28/03/2024
      Room tín dụng là một trong những vấn đề quan trọng của ngân hàng. Bài viết bên dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách để “cân” được bài toán room tín dụng nhé!

      Room tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Theo đó, việc hết room tín dụng cũng có những tác động nhất định đối với hoạt động kinh doanh và sử dụng tài chính đầu tư của nhiều người. Bài viết bên dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về cách để “cân” được bài toán room tín dụng nhé!

      Khái niệm về room tín dụng là gì?

      Room tín dụng là chỉ số về giới hạn và hạn mức cho vay của ngân hàng. Bạn cũng có thể hiểu room tín dụng là số lượng giới hạn cho vay của một ngân hàng. Khi đã cho nhiều người vay, ngân hàng sẽ hết room tín dụng và không thể cho vay được nữa. 

      Tới năm 2011, room tín dụng mới được áp dụng tại Việt Nam. Loại hình này được áp dụng như một biện pháp để hạn chế và ngăn chặn tình trạng lạm phát cao trong nhiều năm. Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố mức room tín dụng cho toàn bộ ngân hàng vào mỗi đầu năm dựa trên mức tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế và sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. Mỗi ngân hàng sẽ có một hạn mức room tín dụng nhất định và được thay đổi tùy thuộc vào chủ trương, định hướng tăng trưởng tín dụng mỗi năm.

      Room tín dụng là chỉ số về giới hạn và hạn mức cho vay của ngân hàng (Nguồn: Tikop)

       

      Khái niệm hết room tín dụng cụ thể là gì?

      Đọc tiếp

      Hết room tín dụng hay cạn room tín dụng là trường hợp ngân hàng đã sử dụng hết giới hạn tín dụng và không thể tiếp tục cho vay được nữa. Khi đó, những khách hàng có muốn vay vốn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cũng có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của mỗi ngân hàng.

      Ngân hàng có thể xin Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng khi hết, tức là tăng thêm giới hạn cho vay. Tuy nhiên, việc này phải tuân theo các quy định và điều kiện của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, việc nới room tín dụng cũng có những rủi ro cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Cụ thể như:

      • Gia tăng lạm phát do có quá nhiều tiền được tung ra thị trường, khiến giá tăng cao và ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.
      • Gia tăng rủi ro tín dụng do ngân hàng cho vay không phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng.
      • Gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng trong việc thu hút vốn và giành khách hàng.

      Room tín dụng có vai trò như thế nào đối với hệ thống ngân hàng?

      Đảm bảo hệ thống tài chính được ổn định

      Nguồn cung tiền tệ trên thị trường tăng cao sẽ khiến lạm phát tăng cao. Lúc này, Ngân hàng Nhà nước buộc phải sử dụng room tín dụng để kiểm soát lượng tiền cung cấp cho các ngân hàng, hạn chế và ngăn chặn tình trạng lạm phát.

      Room tín dụng còn giúp các ngân hàng tuân thủ quy định và giới hạn về tín dụng cho vay. Điều này giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro tài chính trong quá trình cho vay, đồng thời, giúp cân bằng và duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính.

      Ngân hàng Nhà nước sử dụng room tín dụng để kiểm soát lượng tiền cung cấp cho các ngân hàng và ngăn chặn tình trạng lạm phát (Nguồn: Saigon Times)

      Góp phần đảm bảo chất lượng của hệ thống tín dụng

      Bên cạnh kiểm soát tốc độ tín dụng, room tín dụng còn giúp đảm bảo chất lượng của hệ thống tín dụng. Việc quản lý chất lượng tín dụng là vô cùng quan trọng để đảm bảo khách hàng có khả năng chi trả các khoản vay.

      Room tín dụng giúp các ngân hàng cẩn thận hơn trong việc duyệt hồ sơ cho vay. Ngân hàng theo đó sẽ đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ trong việc thẩm định và hoàn thiện hồ sơ trước khi quyết định cho khách hàng vay. Điều này giúp ngân hàng kiểm soát được nợ xấu cũng như khả năng thanh toán của khách hàng.

      Room tín dụng giúp các ngân hàng cẩn thận hơn trong việc duyệt hồ sơ cho vay, kiểm soát được nợ xấu (Nguồn: CafeF)

      Tốc độ tín dụng được kiểm soát một cách tốt hơn

      Trước khi có room tín dụng, nguy cơ các ngân hàng đối mặt với việc tín dụng cho vay là rất cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao có thể khiến khả năng quản trị của ngân hàng gặp nhiều rủi ro, dẫn đến việc mất cân đối về nguồn cung vốn ra thị trường, thanh khoản và lạm phát. Vì vậy, room tín dụng là điều cần thiết để ngân hàng đưa ra những quyết định đảm bảo an toàn tài chính.

      Lý do khiến ngân hàng hết room tín dụng là gì? 

      Room tín dụng là hạn mức tối đa mà các ngân hàng có thể cho vay. Như vậy khi ngân hàng cho vay đến hết hạn mức thì sẽ rơi vào tình trạng hết room tín dụng. Nguyên nhân có thể đến từ việc cho vay vào các ngành có rủi ro cao trong thị trường kinh tế như bất động sản, trái phiếu,... 

      Việc ngân hàng hết room tín dụng cũng là một rủi ro, có ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển của chính ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn. Khi hết room tín dụng, ngân hàng có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng. Lúc này, ngân hàng Nhà nước sẽ rà soát, kiểm định trước khi quyết định nới room tín dụng. Điều này cũng đem lại những tín hiệu khởi sắc cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng và tài chính, kinh tế.

      Làm thế nào để "cân" được bài toán room tín dụng?

      Như đã đề cập, room tín dụng là một yếu tố quan trọng có ảnh hướng lớn đến khả năng vay tiền của khách hàng. Vì thế, “Làm thế nào để “cân” được bài toán room tín dụng?” cũng là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Bạn có thể tham khảo một số cách làm sau đây:

      • Tìm hiểu về các ngân hàng khác còn dư room tín dụng và có điều kiện cho vay phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ so sánh lãi suất của các ngân hàng để tìm ra sự lựa chọn tốt nhất.
      • Nếu không còn ngân hàng dư room tín dụng, bạn có thể tìm hiểu, cân nhắc đến các hình thức cho vay khác như vay từ các tổ chức tài chính (công ty tài chính, ngân hàng thương mại cổ phần…), vay từ bạn bè, người thân hoặc tổ chức xã hội, hoặc vay từ các nền tảng cho vay trực tuyến (P2P lending, crowdfunding…). Tuy nhiên, các hình thức cho vay này có thể có mức lãi suất cao hơn và yêu cầu nhiều hơn so với ngân hàng.
      • Nếu không cần vay tiền gấp, bạn có thể chờ đợi đến khi ngân hàng mở room tín dụng mới. Thông thường, room tín dụng sẽ được cấp lại theo quý hoặc vào đầu năm. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết rõ thời điểm cụ thể và chuẩn bị hồ sơ vay trước. 

      Room tín dụng có ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế, do đó, việc hết room tín dụng có thể dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho các đối tượng vay vốn. Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ có cho mình những kế hoạch và chiến lược để sử dụng nguồn tài chính đầu tư hiệu quả. 

      Xem thêm

      Mua nhà có nên chờ sau khi Luật Đất đai có hiệu lực?

      Techcombank cho vay mua nhà: Phí phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương