Lạm phát là một hiện tượng kinh tế phổ biến, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển, và có khả năng gây ra những biến động lớn đối với nền kinh tế và đời sống xã hội. Lạm phát gia tăng không chỉ làm giảm giá trị tiền tệ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sinh hoạt, đầu tư và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, việc nghiên cứu và hiểu rõ về lạm phát cũng như những tác động của nó là rất cần thiết để đề ra các biện pháp tài chính đầu tư phù hợp, hiệu quả.
Lạm phát (Inflation) là hiện tượng giá cả hàng hóa và dịch vụ liên tục tăng lên, làm suy giảm giá trị đồng tiền. Điều này có thể được hiểu là sự suy giảm sức mua theo thời gian, được phản ánh qua việc tăng giá trung bình của một đơn vị hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng giá này thường được tính bằng phần trăm, nghĩa là với một đơn vị tiền tệ, bạn sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với thời điểm trước đây. Việc giảm sức mua này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sinh hoạt của người dân và cuối cùng làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Lạm phát ngược lại với giảm phát, khi giá cả giảm và sức mua tăng lên. Mục tiêu của lạm phát là đo lường tác động tổng thể của những biến động về giá đối với một nhóm hàng hóa và dịch vụ đa dạng, từ đó thể hiện mức tăng giá của hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế trong một khoảng thời gian cụ thể. Ví dụ, năm 2011, một ổ bánh mì trứng có giá 10.000 VND, nhưng đến năm 2019, ổ bánh mì trứng tương tự đã có giá 15.000 VND, điều này minh họa cho sự mất giá của đồng tiền do lạm phát.
Lạm phát có thể gây ra nhiều ảnh hưởng cho nền kinh tế và người dân như làm giảm sức mua, giảm giá trị tiền tiết kiệm, ảnh hưởng đến đầu tư và thúc đẩy sự không bình đẳng kinh tế.
Lạm phát là hiện tượng giá cả hàng hóa và dịch vụ liên tục tăng lên (Nguồn: Luận văn 99)
Ở mức này, lạm phát hầu như không gây ảnh hưởng đáng kể đến kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Nói cách khác, nền kinh tế vẫn duy trì hoạt động bình thường, rủi ro ít xảy ra và cuộc sống của nhân dân vẫn ổn định.
Ở mức độ này, lạm phát gây ra sự biến động mạnh mẽ về giá cả. Cụ thể, giá cả tăng nhanh và không ổn định, khiến nền kinh tế trở nên bất ổn. Khi gặp phải lạm phát phi mã, người dân thường có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua vàng, đầu tư vào bất động sản và cho vay với lãi suất cao hơn mức bình thường.
Ở mức độ này, lạm phát tăng cao hơn nhiều so với lạm phát phi mã. Giá cả trên thị trường tăng đột biến, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, tác động lớn đến nền kinh tế quốc gia và khó có thể phục hồi lại trạng thái ban đầu. Tuy nhiên, siêu lạm phát là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra.
Chi phí đẩy của doanh nghiệp bao gồm các khoản như tiền lương cho nhân viên, giá nguyên liệu đầu vào, máy móc và thuế. Khi một hoặc nhiều yếu tố này tăng, chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng theo, dẫn đến việc họ phải tăng giá sản phẩm để duy trì lợi nhuận. Điều này khiến giá cả của nhiều mặt hàng khác cũng tăng, gây ra lạm phát do chi phí đẩy.
Lạm phát bởi chi phí đẩy (Nguồn: Yunata Việt Nam)
In tiền và lạm phát có mối quan hệ mật thiết. Lượng tiền lưu hành trong nước tăng lên do một số nguyên nhân như việc ngân hàng trung ương mua vào ngoại tệ để ngăn đồng nội tệ không mất giá so với đồng ngoại tệ, hoặc ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước. Điều này dẫn đến việc tăng lượng tiền trong lưu thông, gây ra lạm phát.
Lạm phát tiền tệ bởi lượng tiền lưu hành trong nước tăng lên (Nguồn: MISA AMIS)
Khi ngành kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận cao, các doanh nghiệp dần tăng lương danh nghĩa cho người lao động, kéo theo mức lương trung bình của ngành cũng tăng lên. Ngay cả những ngành kinh doanh kém hiệu quả cũng phải điều chỉnh lương theo xu hướng này. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh không hiệu quả, các doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí lương tăng, dẫn đến lạm phát.
Việc thị trường giảm nhu cầu cho một sản phẩm và tăng nhu cầu cho sản phẩm khác xảy ra thường xuyên. Khi một sản phẩm có sự cung cấp độc quyền và giá chỉ có thể tăng, không thể giảm, dù nhu cầu giảm đi, giá vẫn không giảm xuống. Ngược lại, khi có sự gia tăng về nhu cầu cho một sản phẩm, giá cả cũng sẽ tăng lên. Kết quả làm cho giá chung của thị trường tăng cao hơn và góp phần vào sự gia tăng của lạm phát.
Lạm phát do thay đổi cầu (Nguồn: Luật ACC)
Xuất khẩu tăng đồng nghĩa với việc tổng cầu vượt quá tổng cung. Điều này dẫn đến việc sản phẩm được tập trung thu gom để xuất khẩu, gây ra thiếu hụt hàng hóa trong nước và duy trì tổng cung thấp hơn tổng cầu. Sự mất cân bằng này có thể gây ra lạm phát. Ngoài ra, việc tăng giá hàng hóa nhập khẩu, do thuế hoặc tăng trên thị trường quốc tế, sẽ dẫn đến việc tăng giá bán sản phẩm trong nước. Nếu giá sản phẩm tăng quá cao, điều này có thể dẫn đến lạm phát.
Các cá nhân và tổ chức sở hữu tài sản như bất động sản hoặc các tài sản dự trữ khác, được định giá bằng đồng tiền địa phương, có thể hưởng lợi từ lạm phát khi giá tài sản của họ tăng cao hơn. Điều này cho phép họ bán tài sản với giá cao hơn so với mức giá ban đầu.
Mức độ lạm phát ở mức vừa phải (dưới 5% đối với các nền kinh tế phát triển và dưới 10% đối với các nền kinh tế đang phát triển) thường được khuyến khích để kích thích chi tiêu hơn là tiết kiệm. Nếu sức mua của tiền giảm theo thời gian, điều này có thể thúc đẩy người dân chi tiêu ngay bây giờ thay vì để tiết kiệm và chi tiêu sau.
Sự gia tăng chi tiêu này thúc đẩy các hoạt động kinh tế khác, đẩy mạnh hoạt động đầu tư và vay nợ, giúp các doanh nghiệp phát triển tốt hơn và giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đồng thời, chính phủ cũng có thêm cơ hội để lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư trong các lĩnh vực ít được ưu tiên bằng cách mở rộng tín dụng và phân phối lại thu nhập và nguồn lực xã hội theo các mục tiêu nhất định và trong khoảng thời gian cụ thể.
Sự phát triển ban đầu của lạm phát là sự gia tăng của lãi suất. Khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, để duy trì lãi suất ổn định và có giá trị thực, lãi suất danh nghĩa cần được điều chỉnh tăng tương ứng với mức độ lạm phát. Điều này là do lãi suất thực được tính bằng lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Tăng lãi suất danh nghĩa có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như suy thoái kinh tế và tăng tỷ lệ thất nghiệp.
Lạm phát có tác động tiêu cực đến mức lãi suất (Nguồn: Tạp chí tài chính)
Khi lạm phát leo thang và thu nhập danh nghĩa không điều chỉnh tương ứng, thu nhập thực của người lao động sẽ giảm. Hiệu ứng của lạm phát không chỉ làm mất giá trị thực của các tài sản không sinh lợi mà còn làm suy giảm giá trị của những tài sản có sinh lợi. Vì chính sách thuế dựa trên thu nhập danh nghĩa, các khoản lãi và lợi nhuận cũng sẽ bị thu hẹp, dẫn đến giảm thu nhập thực.
Lạm phát gia tăng dẫn đến sự suy giảm giá trị của đồng tiền, điều này làm cho việc vay vốn trở nên hấp dẫn hơn đối với người vay, làm tăng nhu cầu vay vốn và đẩy lên lãi suất. Những người giàu thường tập trung vào việc đầu tư và mua sắm tài sản để tận dụng lợi nhuận, góp phần làm gia tăng sự thiếu cân bằng trong quan hệ cung cầu trên thị trường, dẫn đến tình trạng giá cả gia tăng không kiểm soát.
Đồng thời, người nghèo gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các hàng hóa cần thiết cho cuộc sống, trong khi người giàu ngày càng gia tăng tài sản. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra sự bất ổn xã hội và leo thang xung đột giữa các tầng lớp xã hội.
Lạm phát không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là một thách thức toàn cầu, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh của kinh tế và xã hội. Hy vọng những thông tin về lạm phát qua bài viết bên trên sẽ giúp quá trình sử dụng tài chính đầu tư của bạn trở nên hiệu quả hơn.
Xem thêm
Siêu lạm phát và những lý do dẫn đến siêu lạm phát
Lạm phát được tính như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hướng đến tỷ lệ lạm phát?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn