Mô hình Bullish Engulfing (Nhấn chìm tăng) và Bearish Engulfing (Nhấn chìm giảm) là hai mô hình đảo chiều quen thuộc với nhiều trader. Mô hình nến nhấn chìm giảm - Bearish Engulfing là một tín hiệu giảm giá mạnh mẽ, giúp các trader dễ dàng xác định được xu hướng thị trường. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về khái niệm, đặc điểm và cách sử dụng mô hình nến Bearish Engulfing trong đầu tư chứng khoán.
Nến Bearish Engulfing, hay còn gọi là nến nhấn chìm giảm, là một mô hình nến Nhật bao gồm hai cây nến với đặc điểm và màu sắc trái ngược nhau. Cây nến thứ nhất là nến tăng màu xanh với phần thân nhỏ, trong khi cây nến thứ hai là nến giảm mạnh màu đỏ, có phần thân bao trùm toàn bộ cây nến phía trước.
Mô hình nến Bearish Engulfing là công cụ hỗ trợ các trader xác định xu hướng thị trường (Ảnh: Tinh Tế)
Mô hình nến Bearish Engulfing thường xuất hiện ở cuối xu hướng tăng hoặc trong giai đoạn điều chỉnh tăng giá của xu hướng giảm. Mô hình này cho thấy bên bán đã có động thái chuẩn bị chiếm lĩnh và kiểm soát thị trường, dự báo thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Khi xuất hiện mô hình này, trader có thể vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng mới hoặc đóng các lệnh Buy đang mở.
Để nhận dạng chính xác mô hình Bearish Engulfing trên biểu đồ và không bỏ lỡ cơ hội giao dịch, trader cần chú ý các đặc điểm sau:
Đặc điểm của 2 cây nến trong mô hình nhấn chìm giảm (Ảnh: Soria For Congress)
Hiểu và nắm rõ được ý nghĩa của mô hình nến Bearish Engulfing sẽ giúp trader ứng dụng linh hoạt hơn trong việc đầu tư chứng khoán. Một vài ý nghĩa của mô hình nhấn chìm giảm mà các trader cần biết:
Mô hình nến Bearish Engulfing giúp các Trader ứng dụng linh hoạt hơn khi giao dịch (Ảnh: FXCL Forex)
Mô hình Bearish Engulfing cung cấp tín hiệu đảo chiều giảm, giúp trader vào lệnh Sell để đón đầu xu hướng giảm. Tùy vào vị trí xuất hiện, trader có thể áp dụng hai cách giao dịch:
Cách giao dịch này được áp dụng khi nến Bearish Engulfing xuất hiện trong giai đoạn điều chỉnh của xu hướng giảm.
Để xác nhận xu hướng giảm, nhà đầu tư cần quan sát biểu đồ và sử dụng các công cụ như đường trendline, kênh giá. Kết hợp với chỉ báo PSAR, RSI, MACD để xác nhận tín hiệu đảo chiều giảm. Sau đó bắt đầu vào lệnh như sau:
Ví dụ: Cặp tiền GBP/USD trên khung thời gian 5 phút có xu hướng giảm mạnh. Xuất hiện nến Bearish Engulfing trong đoạn tăng điều chỉnh của xu hướng này, kết hợp với PSAR và MACD cho tín hiệu giảm, trader có thể vào lệnh Sell.
Giao dịch đảo chiều có thể mang lại nhiều lợi nhuận nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro, các chuyên gia không khuyến khích trader mới dùng cách này. Xác nhận dấu hiệu suy yếu của xu hướng tăng qua việc giá không tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước. Sử dụng các công cụ như đường trendline, kênh giá và kết hợp với PSAR, MACD hoặc mô hình giá. Vào lệnh như sau:
Ví dụ: Cặp EUR/USD trên khung thời gian 5 phút ban đầu có xu hướng tăng, nhưng xu hướng này suy yếu khi không tạo đỉnh/đáy sau cao hơn. Xuất hiện nến Bearish Engulfing tại đỉnh xu hướng tăng, kết hợp với PSAR và MACD cho tín hiệu giảm, trader có thể vào lệnh Sell.
Để sử dụng mô hình Bearish Engulfing hiệu quả, các nhà đầu tư chứng khoán cần lưu ý các điểm sau:
Trên đây là các thông tin về khái niệm, cấu tạo, ý nghĩa cũng như cách sử dụng mô hình nến Bearish Engulfing hiệu quả. Hy vọng thông tin trên có thể giúp bạn đọc hiểu thêm về mô hình nến này và có thể áp dụng vào quá trình đầu tư của mình.
Xem thêm
Cách xác định Uptrend và Downtrend trong phân tích kỹ thuật chứng khoán
Hướng dẫn giao dịch bằng nến Hammer (nến Búa) trong đầu tư chứng khoán