Trong thời đại công nghệ số, thẻ tín dụng trở thành một phương tiện thanh toán tiện lợi và phổ biến. Tuy nhiên, đi kèm với sự tiện lợi là những rủi ro tiềm ẩn nếu không biết cách sử dụng thẻ thông minh. Một trong những rủi ro đáng kể nhất là lãi suất thẻ tín dụng, nếu không hiểu rõ sẽ dễ nợ nần.
Xu hướng thanh toán không tiền mặt và dùng thẻ tín dụng lên ngôi (Nguồn: Pháp luật và Xã hội)
Số liệu ghi nhận trong tháng 1/2024, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt ghi nhận mức tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023, khoảng 63.3% về số lượng, trong khi giá trị tăng 41.45%. Cụ thể, giao dịch qua Internet đã tăng 57.85% về số lượng và 32.43% về giá trị. Giao dịch qua điện thoại di động cũng đạt mức tăng ấn tượng, lần lượt là 68.54% về số lượng và 41.12% về giá trị. Phương thức thanh toán QR code ghi nhận sự tăng đột biến lên đến 892.95% về số lượng. Trong khi đó, giao dịch qua POS chỉ tăng nhẹ 16.87% về số lượng và qua ATM giảm 15.14% về số lượng và 18.76% về giá trị (Nguồn: Tạp chí Tài chính).
Số liệu trên cho thấy, thế giới ngày nay đang dần chuyển mình sang kỷ nguyên số, nơi mọi thứ được kết nối và vận hành bằng công nghệ. Trong đó, lĩnh vực thanh toán cũng không ngoại lệ. Thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng thẻ tín dụng đang dần trở thành xu hướng tất yếu, mang đến nhiều lợi ích và nâng tầm cuộc sống hiện đại.
Khác với thế hệ trước đây tiết kiệm bằng cách cắt giảm chi tiêu, giới trẻ ngày nay sử dụng thẻ tín dụng như một công cụ thanh toán đa năng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đầu tư và thể hiện tư duy quản lý tài chính thông minh.
Theo khảo sát về dịch vụ ngân hàng tại Việt Nam, tỷ lệ người trẻ sở hữu thẻ tín dụng lên đến 89%, gấp đôi so với con số 40% ở nhóm người trên 30 tuổi. Các dịch vụ ngân hàng trực tuyến như E-Banking (kiểm tra tài khoản, chuyển khoản, gửi tiết kiệm trực tuyến) hay mua sắm trực tuyến bằng thẻ tín dụng hoặc PayPal cũng được ưa chuộng bởi 75% khách hàng dưới 35 tuổi.
Tiện lợi và nhanh chóng là một trong những lý do chính khiến thanh toán không dùng tiền mặt được ưa thích. Thay vì phải mang theo tiền mặt cồng kềnh, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hoặc thẻ tín dụng, bạn có thể dễ dàng thanh toán mọi khoản chi tiêu, từ mua sắm hàng ngày đến thanh toán hóa đơn, chuyển khoản.
Nhiều ưu đãi hấp dẫn là điều không thể bỏ qua. Khi thanh toán bằng thẻ tín dụng hay ví điện tử, bạn thường xuyên nhận được các ưu đãi như tích điểm đổi quà, hoàn tiền, giảm giá...
Sự hỗ trợ của Chính phủ cũng góp phần thúc đẩy xu hướng này. Các chính sách khuyến khích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đang được triển khai mạnh mẽ, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ dễ dàng hơn.
Thẻ tín dụng cho phép thanh toán linh hoạt và tiện lợi mọi lúc, mọi nơi (Nguồn: VPBank)
Lãi suất cao: Nếu không thanh toán đầy đủ số dư thẻ tín dụng trước thời hạn miễn lãi, bạn sẽ phải chịu lãi suất cao, có thể lên tới 20 - 40% mỗi năm.
Phí phạt: Có thể có các khoản phí phạt nếu bạn thanh toán trễ, vượt quá hạn mức tín dụng hoặc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
Phát sinh nợ: Sử dụng thẻ tín dụng quá mức có thể dẫn đến nợ chồng chất, khó kiểm soát và ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân của bạn.
Ảnh hưởng đến điểm tín dụng: Thanh toán trễ hoặc không thanh toán số dư thẻ tín dụng có thể làm giảm điểm tín dụng của bạn, khiến bạn khó tiếp cận các khoản vay và thẻ tín dụng khác trong tương lai.
Cạm bẫy chi tiêu không kiểm soát: Thẻ tín dụng có thể tạo ra cảm giác như bạn có nhiều tiền hơn thực tế, dẫn đến chi tiêu bốc đồng và vượt quá khả năng chi trả.
Rủi ro bị đánh cắp thông tin: Thẻ tín dụng có nguy cơ bị đánh cắp thông tin nếu để lộ các thông tin số thẻ, tên chủ thẻ, ngày hết hạn và mã số CVV.
Rủi ro bị đánh cắp thông tin khi sử dụng thẻ tín dụng (Nguồn: Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ)
Tiền lãi = Số tiền rút x Lãi suất/365 ngày x Số ngày rút |
Giả sử bạn sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ thanh toán từ ngày 1/4 đến ngày 30/4 và ngày đến hạn thanh toán là 15/5. Trong tháng 4, bạn đã thực hiện các giao dịch sau:
Ngày 10/4: Rút tiền mặt 5.000.000 đồng
Ngày 20/4: Rút thêm 4.000.000 đồng. Lúc này, tổng số dư nợ tín dụng của bạn là 9.000.000 đồng.
Tiền lãi và phí rút tiền mặt được tính như sau:
Tiền lãi cho khoản tiền rút 5.000.000 đồng (từ ngày 10/4 đến 15/5): 5.000.000 x 0.3% x 35 ngày = 143.835 đồng
Tiền lãi cho khoản tiền rút 4.000.000 đồng (từ ngày 20/4 đến 15/5): 4.000.000 x 0.3% x 25 ngày = 82.191 đồng
Phí rút tiền mặt: 4% x 9.000.000 đồng = 360.000 đồng
Chú thích:
0.3% tương ứng với lãi suất rút tiền mặt là 30% một năm.
4% tương ứng với phí rút tiền mặt tính trên tổng số tiền rút.
Được trừ thẳng vào hạn mức tín dụng như một khoản thanh toán hóa đơn tại thời điểm rút tiền.
Như vậy, tổng số tiền bạn phải thanh toán cho ngân hàng vào ngày 15/5 (ngày đến hạn thanh toán) là:
9.000.000 đồng (số dư nợ) + 143.835 đồng (tiền lãi) + 82.191 đồng (tiền lãi) = 9.226.026 đồng.
Do lãi suất rút tiền mặt cao, ngân hàng khuyến cáo khách hàng chỉ nên rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng trong trường hợp thực sự cần thiết. Khi rút tiền, bạn cũng cần phải cân nhắc khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán đủ số dư nợ, tránh dẫn đến nợ xấu.
Tiền lãi = Dư nợ x Lãi suất/365 ngày x Số ngày vay |
Giả sử: Bạn sử dụng thẻ tín dụng có chu kỳ từ ngày 1/4 đến 30/4, ngày đến hạn thanh toán là 15/5 và lãi suất là 20%/năm. Mức thanh toán tối thiểu là 5%. Trong tháng 4, bạn đã thực hiện các giao dịch sau:
Ngày 10/4: Thanh toán hóa đơn 5.000.000 đồng (dư nợ 1)
Ngày 20/4: Chi tiêu mua sắm 4.000.000 đồng (dư nợ 2: 9.000.000 đồng)
Ngày 15/5: Thanh toán tối thiểu 5% tổng dư nợ, tức là 450.000 đồng (dư nợ 3: 8.550.000 đồng)
Tiền lãi cần thành toán ngày 15/06 (chưa tính dư nợ chi tiêu vào chu kỳ mới):
Tiền lãi 1 (từ 10/4 đến 19/4): 5.000.000 đồng x 20%/365 ngày x 10 ngày= 27.397 đồng
Tiền lãi 2 (từ 20/4 đến 14/5): 9.000.000 đồng x 20%/365 ngày x 24 ngày = 118.356 đồng
Tiền lãi 3 (từ 16/5 đến 15/6): 8.550.000 đồng x 20%/365 ngày x 30 ngày = 140.548 đồng
Như vậy, tổng số tiền bạn cần thanh toán vào ngày 15/6 (chưa kể dư nợ chi tiêu trong chu kỳ mới) là:
8.550.000 đồng (dư nợ còn lại) + 27.397 đồng (tiền lãi 1) + 118.356 đồng (tiền lãi 2) + 140.548 đồng (tiền lãi 3) = 8.836.301 đồng
Để tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng, cách tốt nhất là thanh toán toàn bộ dư nợ đúng hạn. Khi nhận sao kê, hãy chú ý đến thời gian thanh toán mà ngân hàng đã ghi rõ. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra tin nhắn nhắc nhở và email thông báo từ ngân hàng để tránh quên thời hạn thanh toán.
Thẻ tín dụng được thiết kế chủ yếu để thanh toán cho các giao dịch mua hàng, không phải để rút tiền mặt. Vì vậy, bạn nên hạn chế tối đa việc rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng.
Phí rút tiền mặt thường cao hơn nhiều so với phí giao dịch mua hàng. Ngoài ra, khi bạn rút tiền mặt bằng thẻ tín dụng, bạn sẽ phải chịu lãi suất ngay từ thời điểm rút tiền, ngay cả khi bạn đã thanh toán toàn bộ dư nợ thẻ tín dụng đúng hạn.
Hạn chế rút tiền từ thẻ tín dụng (Nguồn: Timo)
Ưu tiên lựa chọn thẻ tín dụng có lãi suất thanh toán quá hạn thấp sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí nếu không may thanh toán trễ hạn. Điều này đặc biệt quan trọng vì lãi suất thanh toán quá hạn thường cao hơn nhiều so với lãi suất giao dịch thông thường.
Trước khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng xem bạn có đủ khả năng thanh toán toàn bộ dư nợ trong kỳ sao kê tiếp theo hay không. Dựa trên đó, hãy lập kế hoạch chi tiêu phù hợp.
Nếu bạn chưa thanh toán hết dư nợ thẻ tín dụng của tháng trước, hãy hạn chế chi tiêu bằng thẻ tín dụng trong tháng này. Việc chi tiêu quá mức mà không có khả năng thanh toán có thể dẫn đến nợ xấu và làm tăng gánh nặng tài chính.
Không tiêu xài “quá tay” để tránh nợ nần, gây áp lực tài chính cá nhân (Nguồn: VIB)
Tóm lại, hiểu rõ về lãi suất thẻ tín dụng là cách hữu hiệu giúp bạn tránh rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Hãy nhớ thẻ tín dụng là một công cụ tài chính hữu ích, nhưng sử dụng không đúng cách, nó có thể trở thành gánh nặng tài chính cá nhân.
Xem thêm:
Học cách tiết kiệm tiền và đầu tư là "chìa khóa" giúp cô gái có nguồn tài chính ổn ở tuổi 25
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn