Khi nào nhà đầu tư chứng khoán bị Force Sell? Cách tránh bị Force Sell

      Khi nào nhà đầu tư chứng khoán bị Force Sell? Cách tránh bị Force Sell

      Onehousing image
      7 phút đọc
      14/06/2024
      Force Sell là một bài toán khó với các nhà đầu tư chứng khoán khi tham gia giao dịch ký quỹ. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông tin để tránh tình trạng này.

      Force Sell là một trong các thuật ngữ thường gặp trong đầu tư chứng khoán. Đây cũng là một bài toán khó giải đối với các nhà đầu tư khi tham gia giao dịch ký quỹ. Vậy Force Sell có ảnh hưởng như thế nào đến thị trường? Nhà đầu tư có thể phòng tránh tình trạng này bằng cách nào? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Force Sell và các vấn đề liên quan trong bài viết này nhé!

      Force sell là gì? Ví dụ thực tế

      Force Sell, hay buộc phải bán, là trạng thái tài khoản giao dịch chứng khoán chạm ngưỡng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu khi nhà đầu tư vay Margin từ công ty chứng khoán nhưng chưa hoặc không nạp thêm tiền. Lúc này, công ty chứng khoán sẽ thanh lý bắt buộc hoặc bán giải chấp cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để duy trì tỷ lệ ký quỹ ở mức an toàn và ngăn chặn nguy cơ trở thành nợ xấu với công ty chứng khoán.

      Nói theo một cách khác, Force Sell là tình trạng tổng tài sản của nhà đầu tư giảm mạnh đến mức mà nhà đầu tư không còn quyền tự quản lý rủi ro danh mục đầu tư của mình và cần có sự can thiệp từ công ty chứng khoán. 

      Thông thường, các công ty thường tổ chức khung giờ bán giải chấp trong khoảng 10h - 11h sáng hoặc sau 14h. Vào thời điểm này, nếu bạn thấy nhiều cổ phiếu đang có giá nằm sàn và thực hiện lệnh bán ồ ạt, giống như xả hàng thì nhiều khả năng, thị trường đang bị Force Sell.

      Force Sell là tình trạng nhà đầu tư buộc phải bán cổ phiếu khi tổng giá trị tài sản giảm mạnh, chạm ngưỡng tỷ lệ ký quỹ tối thiểu (Nguồn: VnExpress)

      Ví dụ thực tế: 

      • Tập đoàn Enron - từng là một trong những công ty năng lượng lớn nhất thế giới, đã phá sản vào năm 2001. Khi đó, giá cổ phiếu của công ty đã giảm mạnh từ đỉnh 90 USD/cổ phiếu xuống còn 0,26 USD/cổ phiếu.
      • Lehman Brothers - một trong các ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới đã đệ đơn xin phá sản vào năm 2008. Điều này đã gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, dẫn tới thiếu hụt tín dụng và khiến cho tình trạng Force Sell diễn ra trên diện rộng.
       

      Tại sao bị Force Sell?

      Đọc tiếp

      Tình trạng Force Sell xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ của nhà đầu tư giảm xuống dưới ngưỡng xử lý, được quy định bởi công ty chứng khoán. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể bởi giá cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ nhờ vay Margin đang bị giảm.

      Lúc này, nhà đầu tư nên tìm cách nâng tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn bằng việc nạp thêm tiền hoặc bán bớt cổ phiếu. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện điều này trong khoảng thời gian quy định, thường là 3 ngày kể từ khi nhận được thông báo. Nếu bỏ qua thời hạn này, cổ phiếu trong tài khoản của bạn sẽ bị bắt buộc bán để đưa tỷ lệ ký quỹ trở về mức an toàn.

      Cách hoạt động của Force Sell, ví dụ minh họa

      Có 3 đại lượng quan trọng phản ánh quá trình hoạt động của Force Sell là tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ cảnh báo (hay ngưỡng duy trì) và tỷ lệ ký quỹ giải chấp (hay ngưỡng xử lý). Trong đó, nguyên lý hoạt động của hiện tượng này như sau: 

      • Tỷ lệ ký quỹ tỷ lệ ký quỹ cảnh báo: Tài khoản của nhà đầu tư ở trạng thái bình thường.
      • Tỷ lệ ký quỹ cảnh báo > tỷ lệ ký quỹ ≥ tỷ lệ ký quỹ giải chấp: Tài khoản bị Call Margin. Công ty chứng khoán sẽ gửi thông báo đến nhà đầu tư, cho biết tỷ lệ ký quỹ sắp chạm ngưỡng xử lý và khuyến khích nhà đầu tư bổ sung thêm vốn hoặc bán bớt cổ phiếu để duy trì tỷ lệ ký quỹ ở mức quy định.
      • Tỷ lệ ký quỹ < tỷ lệ ký quỹ giải chấp: Tài khoản bị Force Sell, công ty chứng khoán sẽ bán bắt buộc cổ phiếu của nhà đầu tư để duy trì tỷ lệ ký quỹ theo quy định.

      Khi tỷ lệ ký quỹ nhỏ hơn tỷ lệ ký quỹ cảnh báo và tối thiểu bằng tỷ lệ ký quỹ giải chấp, tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị Call Margin (Nguồn: Fanpage Đầu tư chứng khoán cùng Hải Ngô)

      Ví dụ minh họa: 

      Anh B mua 2.000 cổ phiếu MNP với tổng giá trị là 200 triệu đồng, bao gồm 100 triệu đồng vốn tự có và 100 triệu đồng vốn vay ký quỹ. Trong đó, ngưỡng duy trì là 35%, ngưỡng xử lý là 28%. Giá cổ phiếu trong thời điểm hiện tại là 100.000 đồng/cổ phiếu.

      • Khi giá cổ phiếu rớt xuống 75.000 đồng/cổ phiếu

      Lúc này, tổng giá trị tài khoản của anh B còn: 2.000 * 75.000 = 150 triệu đồng.

      Vì anh B vay ký quỹ cố định 100 triệu đồng, do đó, số vốn còn lại của anh B là: 150 - 100 = 50 triệu đồng.

      Như vậy, trong tổng giá trị tài khoản còn lại là 150 triệu đồng có 50 triệu đồng là tiền vốn và 100 triệu đồng là tiền vay ký quỹ.

      Lúc này, tỷ lệ ký quỹ trên tài khoản là: 50/150 * 100 = 33,3% < 35% (ngưỡng duy trì)

      Lúc này, tài khoản của B sẽ gặp tình trạng Call Margin.

      • Giá cổ phiếu bị rớt xuống còn 60.000 đồng/cổ phiếu 

      Lúc này, tổng giá trị cổ phiếu MNP anh B đang nắm giữ là: 2.000 * 60.000 = 120 triệu đồng.

      Vì số tiền vay của anh B là 100 triệu không đổi nên số vốn còn lại là: 120 - 100 = 20 triệu đồng.

      Lúc này, tỷ lệ ký quỹ sẽ là: 20/120 * 100 = 16,67% < 28% (ngưỡng xử lý)

      => Tài khoản của anh B bị Force Sell

      Tác động của Force Sell đến thị trường chứng khoán 

      Force Sell là tình huống bất đắc dĩ mà hầu như không nhà đầu tư nào mong muốn xảy ra. Mức độ ảnh hưởng của Force Sell cũng phụ thuộc vào quy mô cổ phiếu bị bán hoặc lý do khởi phát của tình trạng này. Tuy nhiên, nhìn chung, khi tình huống này xảy ra, thị trường chứng khoán có khả năng phải trải qua một đợt giảm giá tương đối do hiệu ứng “bầy đàn” tạo ra sự bất ổn và hoảng loạn trong tâm lý của nhà đầu tư. 

      Việc bán ra ồ ạt lượng cổ phiếu lớn do Force Sell có thể gây ra những tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán và cả nền kinh tế. Cụ thể, tình trạng này có thể dẫn tới một vòng xoáy giảm giá khi lượng cổ phiếu buộc phải bán ra nhiều hơn, dẫn đến cung lớn hơn cầu, làm giảm giá trị tài sản. 

      Ngoài ra, điều này cũng có thể làm giảm tính thanh khoản và hiệu quả của thị trường vì các hoạt động thông thường bị gián đoạn do việc ép bán. Từ đó, các rủi ro hệ thống do phản ứng dây chuyền thanh lý tăng lên, gây vỡ nợ, phá sản và ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các chủ thể tham gia.

      Việc buộc phải bán ra ồ ạt lượng cổ phiếu lớn do Force Sell có thể làm giảm tính thanh khoản của thị trường (Nguồn: Vietnam)

      Tuy nhiên, Force Sell cũng tạo ra một số tác động tích cực đến số ít nhà đầu tư. Cụ thể, những nhà đầu tư đang nắm giữ nhiều tiền mặt sẽ có khả năng mua được tài sản với giá chiết khấu rẻ hơn tương đối. Ngoài ra, ở khía cạnh rộng lớn hơn, Force Sell còn giúp điều tiết thị trường và hạn chế tình trạng tăng trưởng nóng.

      Làm thế nào để tránh tài khoản bị Force Sell?

      Thông thường, các nhà đầu tư sẽ sử dụng Margin để tối đa hóa lợi nhuận trên khoản đầu tư khi giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là con dao hai lưỡi có thể dẫn tới nguy cơ thua lỗ nếu không biết sử dụng hiệu quả. Vì thế, để ứng dụng Margin hiệu quả và tránh Force Sell, nhà đầu tư cần tuân theo các nguyên tắc sau:

      • Phương pháp Margin sẽ phù hợp với những nhà đầu tư giàu kinh nghiệm. Do đó, nếu mới tìm hiểu và tham gia thị trường, bạn nên cân nhắc kỹ trước khi sử dụng phương pháp này.
      • Nhà đầu tư nên sử dụng Margin ở mức độ vừa phải để khi thị trường và cổ phiếu trong danh mục có biến động bất ngờ, bạn vẫn có thể duy trì biên độ an toàn cho tài khoản và không bị Call Margin.
      • Giảm nguy cơ bị Force Sell bằng cách tuân theo quy trình ra quyết định sau: Xác định thời điểm thị trường, lập danh mục đầu tư, phân tích doanh nghiệp, lựa chọn cổ phiếu,...

      Phương pháp Margin sẽ phù hợp với nhà đầu tư giàu kinh nghiệm nên các nhà đầu tư mới phải cân nhắc kỹ khi sử dụng phương pháp này (Nguồn: Thư Viện Pháp Luật)

      Ngoài ra, bạn nên thường xuyên theo dõi, cập nhật và đánh giá các thông tin về điều kiện thị trường để chuẩn bị sẵn các kịch bản có thể xảy ra khi thị trường không thuận lợi. Cùng với đó, bạn nên phân bố tài sản hợp lý, duy trì khoản tiền mặt nhất định hoặc tài sản dễ thành lý để phòng ngừa rủi ro khi bị Call Margin. Cuối cùng, việc tham vấn các chuyên gia tài chính, nhà quản lý quỹ nhiều kinh nghiệm cũng là phương pháp giúp bạn gia tăng kiến thức, kinh nghiệm và có chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro hiệu quả.

      Như vậy, Force Sell là tình huống có thể xảy ra bất ngờ, mà hầu hết các nhà đầu tư tài chính đều không mong muốn. Tình trạng này có thể gây ra những hậu quả khôn lường cho cả nhà đầu tư, thị trường và thậm chí cả nền kinh tế. Do đó, nhà đầu tư nên có chiến lược, phương pháp quản lý rủi ro tài chính đầu tư hiệu quả để phòng ngừa tình trạng này.

      Xem thêm

      5 phút tổng hợp chiến lược "theo dấu dòng tiền" trong thị trường chứng khoán tháng 4

      Thủ thuật phân tích biểu đồ chứng khoán cho người mới bắt đầu

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương