Kết nối sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất theo những phương án nào? | OneHousing

      Kết nối sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất theo những phương án nào?

      Onehousing image
      7 phút đọc
      19/07/2024
      Sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất được kết nối theo những phương án nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về thông tin tra cứu quy hoạch này để hỗ trợ các nhà đầu tư quyết định hiệu quả.

      Kết nối sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam. Hiện nay, có nhiều phương án đang được đưa ra để giải quyết vấn đề này, từ các dự án đường sắt đô thị đến mở rộng đường cao tốc và các tuyến đường liên vùng. Việc tra cứu quy hoạch về các phương án triển khai sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về kế hoạch và lộ trình phát triển hạ tầng, từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.

      Thông tin tra cứu quy hoạch: 5 phương án kết nối sân bay Long Thành với sân bay Tân Sơn Nhất

      Việc kết nối giao thông giữa hai sân bay này được xem là cực kỳ cần thiết, tạo nên một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không không chỉ ở TP HCM mà cả khu vực phía Nam của Việt Nam.

      Hiện có năm phương án tổng thể để kết nối giữa sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành đang được nghiên cứu, trong đó bao gồm hai phương án kết nối bằng đường bộ và ba phương án kết nối bằng đường sắt.

      ket-noi-san-bay-long-thanh-va-san-bay-tan-son-nhat-theo-nhung-phuong-an-nao-onehousing-1

      Dự án sân bay Long Thành đang triển khai (Ảnh: Báo Chính Phủ)

      Phương án 1

      Phương án 1 bao gồm hai đoạn đường bộ trên mặt đất và dưới lòng đất. Từ nút giao Cộng Hòa đến đường Phạm Văn Đồng, tuyến đường đi qua Nhà ga T1, T2 của sân bay Tân Sơn Nhất, tiếp tục qua đường Bạch Đằng và kết thúc tại Phạm Văn Đồng. Tại Phạm Văn Đồng, có ba lựa chọn kết nối đến sân bay Long Thành.

      • Lựa chọn đầu tiên đi từ Phạm Văn Đồng theo Vành đai 2 đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, nối vào Tuyến số 2 và Tuyến số 1 dẫn vào Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 48km).
      • Lựa chọn thứ hai từ Phạm Văn Đồng đi đến nút giao Linh Xuân (giao QL 1 với QL 1K), tiếp tục theo QL 1 và đường Vành đai 3, nối vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, qua Tuyến số 2 và Tuyến số 1 dẫn vào Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 53km).
      • Lựa chọn ba từ Phạm Văn Đồng qua QL 1K đến giao lộ với Vành đai 3, từ đó nối vào cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, và qua Tuyến số 2, Tuyến số 1 dẫn vào Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 62km).

      Phương án 2

      Phương án 2 bao gồm ba lựa chọn kết nối đường bộ qua các tuyến đô thị.

      • Lựa chọn đầu tiên đi từ Trường Sơn qua Hoàng Văn Thụ đến Cách mạng Tháng 8, hoặc từ nút giao Cộng Hòa qua Trường Chinh đến Cách mạng Tháng 8, Võ Văn Kiệt qua hầm Thủ Thiêm đến Mai Chí Thọ. Từ đường Mai Chí Thọ đi đến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây và nối vào Tuyến số 2, Tuyến số 1 dẫn vào Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 43km hoặc 51km).
      • Lựa chọn thứ hai là từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đi theo các tuyến giao thông ngầm: từ Nút giao Cộng Hòa - Trường Chinh - Hàm Nghi (hoặc Võ Văn Kiệt) qua hầm Thủ Thiêm đến Mai Chí Thọ.
      • Lựa chọn ba là từ Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đi theo đường trục chính đô thị, từ Trường Chinh - Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - Bắc Hải đến Thành Thái - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh. Từ Nguyễn Văn Linh đi theo hai nhánh, nhánh một qua cầu Phú Mỹ đến Võ Chí Công, Nguyễn Thị Định qua cầu Cát Lái, Võ Thị Sáu đến QL 20B kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 52km), nhánh hai đến Nguyễn Hữu Thọ qua cầu Phú Mỹ 2 đến QL 20B kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 50km).

      Phương án 3

      Phương án 3 đề xuất sử dụng đường sắt qua tuyến đường sắt đô thị số 6 và tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành. Từ Nút giao Cộng Hòa đi qua Nhà ga T3, Nhà ga T1, T2, tiếp đến Phạm Văn Đồng, Hồng Hà, Đường sắt Quốc gia, Vành đai 2, Võ Chí Công kết nối với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 45km).

      Phương án 4

      Phương án 4 đề xuất sử dụng đường sắt theo tuyến đường sắt đô thị số 2 từ Trường Chinh - CMT8 - Phạm Hồng Thái - Lê Lai - Bến Thành - Thủ Thiêm, nối tiếp với tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 43km).

      Phương án 5

      Phương án 5 đề xuất sử dụng đường sắt theo hướng tuyến đường sắt đô thị số 4 từ Nhà ga T1, T2 Tân Sơn Nhất - Trường Sơn - Hoàng Văn Thụ - Phan Đình Phùng - Hai Bà Trưng - Bến Thành, nối tiếp với tuyến đường sắt đô thị số 2 đến Thủ Thiêm, kết nối tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành để đến Cảng hàng không quốc tế Long Thành (tổng chiều dài khoảng 42km).

      Tra cứu quy hoạch qua các thông tin về phương án kết nối hai sân bay này sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán xu hướng thị trường và đánh giá tiềm năng bất động sản tại các khu vực liên quan.

      ket-noi-san-bay-long-thanh-va-san-bay-tan-son-nhat-theo-nhung-phuong-an-nao-onehousing-2

      Nhà đầu tư có thể dự đoán xu hướng thị trường khi tra cứu quy hoạch theo các phương án triển khai (Ảnh: Báo Giao Thông)

      Các giai đoạn triển khai dự án kết nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất trong thời gian tới

      Đọc tiếp

      Dựa trên lộ trình đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và nhu cầu kết nối giao thông, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT đề xuất triển khai hệ thống giao thông theo 4 giai đoạn.

      • Đến năm 2025: Kế hoạch bao gồm mở rộng đường cao tốc TP HCM - Long Thành lên 10 làn xe, hoàn thiện tuyến đường tỉnh lộ 25C với quy mô 8 làn xe, xây dựng đường Vành đai 3 từ Tân Vạn đến Nhơn Trạch (quy mô 4 làn xe), đoạn ĐT 25B đến cao tốc Bến Lức - Long Thành, xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, xây dựng các tuyến ĐT 770B (dài 42,6 km, quy mô 8 làn xe) và ĐT 769 (dài 29,8 km, quy mô 8 làn xe).
      • Đến năm 2030: Kế hoạch bao gồm mở rộng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành lên 8 làn xe, xây dựng đường Vành đai 4 (quy mô 8 làn xe), xây dựng cầu Cát Lái và đường dẫn đầu cầu kéo dài đến ĐT 25C, xây dựng tuyến Liên vùng LV04 (nút giao Gò Công - Quốc lộ 20, với quy mô 4 làn xe), xây dựng tuyến Liên vùng LV03 (QL 51C, cấp III, 2 làn xe), nâng cấp và cải tạo các tuyến quốc lộ trong khu vực theo quy hoạch, xây dựng đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị số 2, 4 và số 6 tại TP HCM.
      • Đến năm 2040: Kế hoạch bao gồm xây dựng đường sắt tốc độ cao TP HCM - Nha Trang, các tuyến đường khác mức trục chính đô thị như tuyến Bắc - Nam phía Tây từ Trường Chinh - Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - Bắc Hải đến Thành Thái - Lý Thái Tổ - Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Văn Linh. Ngoài ra, sẽ xây dựng tuyến đi ngầm từ nút giao Cộng Hòa đến hết đường Phạm Văn Đồng, từ nút giao Cộng Hòa đến đường Trường Sơn qua Nhà ga T1, T2 Tân Sơn Nhất, đường Bạch Đằng đến Phạm Văn Đồng và tuyến đi ngầm qua nút giao Cộng Hòa - đường Trường Chinh - Hàm Nghi (hoặc Võ Văn Kiệt) qua hầm Thủ Thiêm đến Mai Chí Thọ.
      • Đến năm 2050: Kế hoạch mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây quy mô 10 - 12 làn xe và mở rộng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu quy mô 6-8 làn xe.

      Việc tra cứu quy hoạch dựa trên các giai đoạn triển khai dự án kết nối hai sân bay sẽ mang lại lợi ích quan trọng cho nhà đầu tư. Thông qua đó, nhà đầu tư có thể dự đoán sự phát triển hạ tầng trong khu vực và xác định các khu vực có tiềm năng tăng giá trong tương lai.

      ket-noi-san-bay-long-thanh-va-san-bay-tan-son-nhat-theo-nhung-phuong-an-nao-onehousing-3

      Dự án kết nối sân bay Long Thành với Tân Sơn Nhất được triển khai theo 4 giai đoạn (Ảnh: Báo Quân đội Nhân dân)

      Kết nối giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ là một dự án hạ tầng quan trọng mà còn là cơ hội lớn cho các nhà đầu tư. Việc tra cứu quy hoạch qua các kế hoạch triển khai sẽ giúp nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan về sự phát triển của khu vực. Đây là một bước quan trọng để tận dụng cơ hội đầu tư, đảm bảo lợi ích lâu dài và tối ưu hóa giá trị tài sản trong tương lai.

      Xem thêm

      Có nên đầu tư vào đất thổ cư gần khu vực quy hoạch lớn như sân bay, khu du lịch, khu đô thị?

      Có nên đổi tiền Đô ở sân bay hay không?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương