Giảm phát là một hiện tượng kinh tế quan trọng, có tác động sâu rộng đến cả kinh tế và xã hội. Việc nghiên cứu và hiểu rõ về giảm phát và các tác động của nó là vô cùng cần thiết để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp nhằm duy trì ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia.
Giảm phát (Deflation) là tình trạng khi mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ giảm xuống, thường đi kèm với việc giảm cung tiền và tín dụng. Trong bối cảnh này, thị trường chứng khoán thường xuyên biến động mạnh và các nhà đầu tư có xu hướng cẩn thận trọng hơn, ưa thích các hình thức tài chính đầu tư ngắn hạn hoặc các tài sản hữu hình như quỹ tương hỗ, cho vay ngang hàng và trái phiếu kho bạc. Giảm phát thường được xem là dấu hiệu cảnh báo cho một cuộc suy thoái kinh tế sắp tới.
Nói một cách đơn giản, khi giảm phát xảy ra, giá hàng hóa trở nên rẻ hơn đáng kể so với trước đây. Với cùng một số tiền, người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hóa hơn, khiến đồng tiền có giá trị hơn. Tuy nhiên, dù điều này có vẻ có lợi cho người tiêu dùng, nhưng về lâu dài, nó lại gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho nền kinh tế.
Khi lạm phát giảm xuống dưới 0% thì giảm phát xuất hiện. Các nhà cung cấp tín dụng nhận thấy giá cả giảm, thì họ sẽ thắt chặt tín dụng, dẫn đến khủng hoảng tín dụng. Người tiêu dùng khó có thể vay tiền để mua các mặt hàng lớn, dẫn đến tình trạng hàng tồn kho gia tăng và giảm phát tiếp diễn.
Giảm phát thường diễn ra trong thời kỳ khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, khi sản lượng kinh tế chững lại, và nhu cầu tiêu dùng và đầu tư suy giảm, dẫn đến việc các nhà sản xuất phải bán tháo hàng tồn kho. Trong tình trạng này, cả người dân và doanh nghiệp đều có xu hướng tích trữ tiền mặt để tránh rủi ro tài chính, làm giảm lưu thông tiền tệ và kéo theo sự suy giảm tổng cầu, do người tiêu dùng kỳ vọng giá trị tiền của họ sẽ tăng lên trong tương lai.
Giảm phát được đo bằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Khi CPI của một giai đoạn thấp hơn so với giai đoạn trước đó, điều này có nghĩa là nền kinh tế đang trải qua giai đoạn giảm phát.
Khi lạm phát giảm xuống dưới 0% thì giảm phát xuất hiện (Nguồn: F88)
Sự suy giảm tổng cầu là nguyên nhân chính dẫn đến giảm phát. Khi tổng cầu giảm, cung sẽ vượt cầu, gây ra dư thừa hàng hóa và giảm giá trị của chúng. Nếu tình trạng này kéo dài, giảm phát sẽ xảy ra.
Nguyên nhân của sự giảm tổng cầu có thể là do chính sách tiền tệ thắt chặt hoặc niềm tin tiêu dùng giảm. Khi lãi suất tăng, người dân có xu hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu, làm giảm nhu cầu hàng hóa và dịch vụ. Trong những giai đoạn kinh tế bất ổn, sự lo lắng về tương lai kinh tế cũng khiến người dân chi tiêu ít hơn và tiết kiệm nhiều hơn, dẫn đến tổng cầu giảm.
Tăng tổng cung cũng có thể dẫn đến giảm phát. Khi lượng hàng hóa vượt quá nhu cầu tiêu thụ, giá cả sẽ giảm. Tuy nhiên, để gây ra giảm phát, hiện tượng này phải xảy ra ở quy mô rất lớn và thường chỉ ảnh hưởng đến một số ngành cụ thể.
Khi sản lượng kinh tế tăng nhanh hơn lượng tiền và tín dụng lưu thông, giá cả sẽ giảm. Nhờ áp dụng công nghệ hiện đại, nhiều doanh nghiệp đã nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ giá thấp hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường chỉ giảm giá đến mức đủ để duy trì lợi nhuận và cạnh tranh. Vì vậy, giảm phát do năng suất lao động cao chỉ xảy ra nếu tất cả các nhà sản xuất cùng gặp tình trạng này.
Khi cấu trúc vốn thay đổi, doanh nghiệp có thể cắt giảm chi phí và tối ưu hóa sản xuất. Chính sách vay vốn lãi suất thấp giúp doanh nghiệp đầu tư với chi phí thấp hơn. Sự đa dạng hóa hoạt động của doanh nghiệp làm tăng nguồn cung hàng hóa, khiến người tiêu dùng có nhiều lựa chọn hơn. Để cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ giảm giá hàng hóa. Khi giá giảm đáng kể thì giảm phát sẽ xảy ra.
Khi suy thoái kinh tế xảy ra, chính phủ chỉ đạo ngân hàng trung ương giảm cung tiền để thắt chặt chi tiêu, bằng cách bán trái phiếu chính phủ hoặc thay đổi chính sách tiền tệ. Điều này làm tăng giá trị đồng tiền, khiến người dân mua được nhiều hàng hóa hơn với cùng số tiền. Khi giá hàng hóa giảm quá nhiều, giảm phát sẽ xảy ra.
Giảm phát do tăng năng suất lao động có thể mang lại tác động tích cực. Điều này cho thấy sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, thúc đẩy phát triển kinh tế. Giảm phát cũng tạo môi trường kinh doanh cởi mở hơn, hạn chế độc quyền và tăng cường cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa nguồn lực. Quan trọng nhất, người tiêu dùng sẽ hưởng lợi đầu tiên, với cơ hội mua hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp hơn.
Giảm phát mang lại nhiều tác động tích cực cho người tiêu dùng (Nguồn: Luanvan99)
Giảm phát có thể gây nguy cơ suy thoái và thu hẹp nghiêm trọng quy mô nền kinh tế. Hàng hóa ứ đọng làm chậm dòng tiền và giảm doanh thu của doanh nghiệp. Về lâu dài, lợi nhuận doanh nghiệp sẽ liên tục giảm, dẫn đến thu hẹp sản xuất hoặc phá sản. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy mô nền kinh tế.
Khi giá trị đồng tiền tăng, người tiêu dùng có xu hướng tích trữ tiền thay vì đầu tư, hoặc mua bán tài sản. Điều này làm giảm lưu thông tiền tệ, khiến các ngân hàng thiếu nguồn tiền cho vay và doanh nghiệp không thể xoay vòng vốn.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc đầu tư và tái đầu tư vì thiếu vốn do dòng vốn bị tắc nghẽn. Ngay cả khi doanh nghiệp có thể tìm được nguồn tiền để vay, thì giảm phát làm tăng giá trị khoản vay, cùng khiến doanh nghiệp do dự trong việc vay vốn.
Giảm phát gây khó khăn trong việc đầu tư cũng như tái đầu tư (Nguồn: FTV)
Giá hàng hóa giảm sâu đến mức thấp nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Họ phải đối mặt với thách thức cân bằng giữa chi phí và doanh thu, đồng thời buộc phải giảm quy mô sản xuất và cắt giảm nhân lực.
Giảm giá hàng loạt dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận, gây sốc lớn cho nền kinh tế. Giảm phát làm đồng tiền tăng giá trong khi giá hàng hoá giảm mạnh. Người lao động đối diện nguy cơ giảm lương do doanh nghiệp phải bù đắp thiệt hại từ giảm phát. Các vấn đề bao gồm vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản và giảm lợi nhuận.
Như vậy, bài viết trên đã trình bày về giảm phát và ảnh hưởng của nó tới kinh tế xã hội. Giảm phát không chỉ dẫn đến sự thay đổi trong giá trị lao động, đồng tiền và hàng hoá mà còn gây ra những hệ quả nghiêm trọng như vỡ nợ, thất nghiệp, phá sản và suy giảm lợi nhuận. Những tác động này ảnh hưởng đến cả cộng đồng và xã hội nói chung, đặt ra nhiều thách thức lớn trong việc quản lý tài chính đầu tư trên thị trường chứng khoán và trong việc duy trì ổn định nền kinh tế hiện nay.
Xem thêm
Sự khác nhau giữa lạm phát và giảm phát
Lạm phát được tính như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hướng đến tỷ lệ lạm phát?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn