Gen Z: Thế hệ thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân?

      Gen Z: Thế hệ thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân?

      Onehousing image
      7 phút đọc
      09/03/2024
      Thế hệ Gen Z có thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hay không? Cùng tìm hiểu bí quyết quản lý tài chính giới trẻ qua bài viết sau.

      Trong thời đại số hóa hiện nay, yếu tố tài chính cá nhân trở thành khía cạnh quan trọng đối với mọi người. Gen Z - thế hệ sinh sau Millennials được biết đến với sự thành thạo về công nghệ nhưng lại đang gặp phải nhiều thách thức trong việc quản lý tài chính cá nhân. Việc hiểu biết hạn chế về tài chính giới trẻ không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày mà còn có thể gây ra những tác động lâu dài đến tương lai.

      Thế hệ Gen Z Việt Nam và tài chính cá nhân

      Trong tương lai, dự kiến từ năm 2030, Gen Z sẽ đóng vai trò quan trọng trong lực lượng lao động tại Việt Nam. Một cuộc khảo sát đối với một nhóm nhỏ Gen Z, chủ yếu là sinh viên chuyên ngành kinh doanh và tài chính vào năm 2022 đã cho thấy một số thông tin đáng chú ý sau:

      Về quan điểm và lối sống

      Hầu hết Gen Z cho biết họ thích tiêu tiền và sẵn lòng chi tiêu vào những điều mang lại hạnh phúc cho họ. Tuy nhiên khi đặt ra những tình huống cụ thể như mua sắm, ăn uống, tặng quà và tiết kiệm, họ có những quan điểm khác nhau về tiền bạc.

      Khoảng 45% Gen Z thể hiện sự thận trọng đối với tiền bạc, chỉ chi tiêu trong phạm vi số tiền có sẵn và thích tiết kiệm. Họ tin rằng việc tiết kiệm sẽ giúp vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Đối với 30% Gen Z còn lại, tiền bạc thể hiện quyền lực; trong khi 25% cho rằng tiền bạc phản ánh giá trị của họ, đánh giá cao số tiền họ đã tích lũy được.

      Về việc tạo lập ngân sách và quản lý tài chính

      58% sinh viên Gen Z được khảo sát thừa nhận, họ thường xuyên kiểm tra và đánh giá khả năng tài chính của bản thân, trong khi 42% còn lại không thực hiện. Trong trường hợp vay tiền từ bạn bè hoặc người thân, hơn 88% sinh viên Gen Z được hỏi cho biết, họ luôn trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, khoảng 12% còn tồn tại vấn đề chưa thực hiện đúng việc này.

      Đối với Gen Z, lười biếng được xem như một rào cản lớn đối với việc hình thành thái độ đúng đắn và tích cực về tiền bạc trong cộng đồng sinh viên. Nhiều sinh viên thừa nhận rằng, họ chưa có kỹ năng lập ngân sách hiệu quả, có thể do họ chưa thực sự tập trung vào việc này hoặc chưa xem xét đầy đủ các yếu tố quan trọng khi lập ngân sách.

      Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một khảo sát của Trường Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, vấn đề về tài chính đang là một trong những nguyên nhân chính gây áp lực tâm lý cho sinh viên.

      gen-z-the-he-thieu-ky-nang-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-1

      Nhiều bạn trẻ Gen Z còn thiếu thiếu kỹ năng quản lý tài chính cá nhân (Nguồn ảnh: Base)

      Về kiến thức lãi suất khi tiết kiệm và đầu tư

      Liên quan đến kiến thức về lãi suất và đầu tư, chỉ có khoảng hơn 40% sinh viên Gen Z trả lời đúng khi được hỏi về cách tính lãi suất đơn và lãi suất kép. Điều này cho thấy Gen Z cần phải nâng cao kiến thức của mình trong lĩnh vực tài chính để hiểu rõ hơn về khái niệm này.

      Về tác động của các yếu tố kinh tế đến quyết định về chi tiêu và tiết kiệm, mặc dù hầu hết sinh viên Gen Z đã trả lời đúng nhưng vẫn có một số sai sót, đặc biệt khi đánh giá tác động của lãi suất đến tiêu dùng.

      (Nguồn tin: Tài chính Tiền tệ)

       

      Bí quyết quản lý tài chính giới trẻ dành cho Gen Z

      Đọc tiếp

      Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng và nghiêm túc thực hiện

      Ngày nay, một phần của thế hệ Z đã bước vào thị trường lao động. Trong giai đoạn đầu của sự nghiệp, Gen Z thường xây dựng kế hoạch để giải quyết các mục tiêu tài chính, bao gồm cả những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên với phong cách sống theo tinh thần "You Only Live Once" (YOLO), người trẻ đôi khi quên mất những mục tiêu tài chính đã đặt ra và thường gặp tình trạng "hết tiền" trước khi kết thúc tháng.

      Theo các chuyên gia, việc duy trì kỷ luật trong quản lý tài chính cá nhân được xem rất quan trọng vì tình hình tài chính có thể thay đổi liên tục trong cuộc sống. Bằng cách thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân, Gen Z có thể bắt đầu kiểm soát cuộc sống của mình bằng cách theo dõi và phân bổ tỷ lệ chi tiêu cũng như ngân sách, từ đó định rõ tình hình tài chính và điều chỉnh một cách hợp lý.

      Gen Z cũng được khuyến khích tiết kiệm để đạt được mức độ linh hoạt tài chính cao nhất có thể. Số tiền tiết kiệm của Gen Z nên được phân bổ vào quỹ dự trữ khẩn cấp, tiết kiệm hưu trí và các loại tài khoản đầu tư chịu thuế.

      gen-z-the-he-thieu-ky-nang-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-2

      Gen Z nên Xây dựng kế hoạch tài chính rõ ràng và và nghiêm túc thực hiện (Nguồn ảnh: Báo Phụ nữ)

      Liên tục dõi theo các khoản tiết kiệm và chi tiêu

      Theo thống kê từ báo cáo của EVERFI về Gen Z, 90% trong số những người sở hữu tài khoản ngân hàng đã tham gia vào các cuộc khảo sát, tuy nhiên chỉ có 60% trong số đó là tài khoản cá nhân, phần còn lại là tài khoản chung hoặc tài khoản được quản lý bởi cha mẹ. 

      Mặc dù có đa số (59%) kiểm tra số dư trong tài khoản của họ trong vòng một năm nhưng chỉ có 40% số người được hỏi cho biết rằng họ đã sử dụng hoặc tạo ra một ngân sách.

      Theo nhận định của các chuyên gia, việc tạo ra một ngân sách kết hợp với các ứng dụng công nghệ là một biện pháp được Gen Z áp dụng để quản lý việc chi tiêu một cách hiệu quả, tiết kiệm cả thời gian lẫn tiền bạc.

      Tạo ra một ngân sách có thể đòi hỏi một chút nỗ lực ban đầu; tuy nhiên theo thời gian, việc này có thể trở thành một thói quen tự nhiên mà chúng ta thậm chí không cần phải suy nghĩ nhiều về nó nữa.

      Lập một quỹ dự trữ khẩn cấp

      Chắc chắn rằng ai cũng đã từng nghe đến quỹ dự trữ khẩn cấp. Quỹ này là một khoản tiết kiệm được dành riêng để sử dụng trong những tình huống khẩn cấp như chi trả các chi phí sau khi mất việc làm hoặc phải đối mặt với các hóa đơn y tế bất ngờ. Không phải là một loại tài khoản đặc biệt, quỹ khẩn cấp được tạo ra nhằm mục đích tiết kiệm.

      Gen Z là một trong những nhóm phải thích ứng với nhiều biến động kinh tế toàn cầu. Với tình hình tài chính không chắc chắn từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhiều người đã sử dụng quỹ dự trữ khẩn cấp. 

      Các chuyên gia tài chính giải thích, đại dịch là một tình huống điển hình để lý giải tại sao cần phải dành ít nhất 6 tháng tiết kiệm cho quỹ dự trữ khẩn cấp nhằm đối phó với mọi tình huống bất ngờ.

      Chuyên gia cũng nhấn mạnh, để có được một quỹ khẩn cấp, bạn nên nuôi dưỡng thói quen tiết kiệm từ khi còn trẻ. Khi có quỹ dự trữ khẩn cấp, Gen Z có thể tự tin bước vào lĩnh vực đầu tư, sử dụng tiền của mình để tạo ra thu nhập, mở ra các cơ hội mới.

      gen-z-the-he-thieu-ky-nang-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-onehousing-3

      Lập một quỹ dự trữ khẩn cấp là một bước quan trọng (Nguồn ảnh: Prudential)

      Tránh mua sắm tùy hứng

      Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử đã thay đổi cách mà người tiêu dùng chi tiêu, thúc đẩy việc tiêu xài nhiều hơn. Nhờ tính tiện lợi, việc mua sắm theo ý thích đang gây ra sự hỗn loạn trong việc quản lý tài chính của người tiêu dùng. 

      Theo số liệu từ Statista, vào năm 2018, khoảng một nửa số giao dịch mua hàng được thực hiện bởi nhóm tuổi từ 18 đến 24 ở Hoa Kỳ. Đây là kết quả của việc mua sắm tùy hứng.

      Tuy nhiên, vẫn có một phần của Gen Z tiêu dùng một cách có suy xét, tìm hiểu thông tin và đưa ra quyết định sau khi có nhận thức rõ ràng về sản phẩm. Việc tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn trước khi mua hàng có thể giúp giảm bớt việc mua sắm tùy hứng.

      Như vậy, việc trang bị kỹ năng quản lý tài chính giới trẻ cho Gen Z không chỉ đáp ứng lợi ích cá nhân mà còn là yêu cầu cấp thiết. Việc lập kế hoạch quản lý tài chính khoa học và thực hành thói quen chi tiêu có ý thức sẽ giúp cho Gen Z giải quyết vấn đề tài chính cá nhân một cách chặt chẽ, đứng vững trước những biến cố bất ngờ trong cuộc sống.

      Xem thêm

      Chinh phục tự do tài chính sớm hơn với chiến lược 4 giai đoạn!

      Mua nhà nhanh chóng nhờ lập kế hoạch tài chính

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương