Cơn nghiện hàng xa xỉ đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong giới trẻ thế hệ Gen Z. Việc tiếp cận dễ dàng đến các sản phẩm xa xỉ từ sự lan tỏa của truyền thông xã hội, Gen Z đang chứng kiến sự thất thoát tiền bạc và sức khỏe tinh thần. Hãy cùng tìm hiểu những tác động tiêu cực của "cơn nghiện" này và những giải pháp để giúp Gen Z quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Theo Wall Street Journal, TikTok đang có sức ảnh hưởng lớn đối với người dùng trẻ tuổi và có khả năng tác động đến quyết định của họ. Hơn một nửa số người từ 18 đến 34 tuổi ở Mỹ sử dụng TikTok, với 1/3 trong số họ coi đây là nguồn tin chính, gấp ba lần so với năm 2020.
Tuy nhiên, việc này có thể gây ra một vấn đề xã hội nghiêm trọng vì nguồn tin chính này tuyên bố rằng giới trẻ không thể mua nhà, giá thực phẩm tăng cao và nợ thẻ tín dụng là điều tất yếu. Cùng với đó, người trẻ dễ bị thuyết phục và rơi vào thói quen tiêu dùng vô độ vào việc mua hàng xa xỉ, mỹ phẩm cao cấp, từ bỏ tiết kiệm và có quan niệm sai lầm về sự nghiệp.
Theo chuyên gia kinh tế và những người ở độ tuổi 20, TikTok đang tạo ra sự mất kết nối giữa thực tế với người trẻ, nhất là trong lĩnh vực tài chính. Sự mất kết nối này đã làm nảy sinh thuật ngữ "rối loạn tiền bạc”. Đây là thuật ngữ mà các cố vấn tài chính dùng để mô tả quan điểm lệch lạc về tài chính cá nhân của Gen Z hiện nay.
Nhà sáng tạo nội dung toàn thời gian Evelyn Hydalgo (29 tuổi) sau khi mất công việc chuyên gia xã hội một năm trước. Khi cô liên tục chia sẻ về chủ đề nuôi con tiết kiệm thì bảng tin TikTok lại gợi ý những món đồ xa xỉ. Đôi khi, nền tảng này còn giới thiệu một cuộc sống lý tưởng với cô như sở hữu một căn nhà rộng lớn, sang trọng.
Các nhà kinh tế cũng nhận định rằng, cảm xúc yêu - ghét với kinh tế của Gen Z có thể ảnh hưởng đến “sức khỏe tài chính” của họ. Nhà kinh tế học cao cấp tại công ty tài chính Lending Tree - Jacob Channel cho biết, cảm giác mông lung với tiền bạc có thể dẫn đến nhiều lựa chọn tồi tệ như dùng thẻ tín dụng quá mức để mua hàng xa xỉ. Theo đó, các khoản nợ phi thế chấp của Gen Z đã tăng gấp đôi so với hai năm trước, trung bình 11.000 USD/người.
Theo khảo sát của ứng dụng thu thập dữ liệu Citizens Pay, có đến 91% Gen Z đã mua một món đồ quảng bá trên mạng xã hội. Bởi bảng tin của họ là một vòng lặp vô tận các bài đăng quảng cáo, video khuyến khích mua sắm từ các influencer và cửa hàng ảo.
BreAunna Rodriguez (23 tuổi) đang sống ở Houston, Texas. Cô thích mua quần áo và đồ gia dụng trên TikTok, đặc biệt là các món đồ được influencer quảng cáo, giới thiệu. Bên cạnh đó, TikTok còn có ảnh hưởng lớn đến những quyết định quan trọng khác trong cuộc sống của cô. Vào cuối năm 2022, do được truyền cảm hứng từ những doanh nhân nổi tiếng trên TikTok, cô đã bỏ công việc trợ lý giám đốc để làm việc tại nhà.
Một ví dụ khác, Evan Naar (28 tuổi) đang làm luật sư ở New York. Anh thường chia sẻ về quá trình bản thân đi xem các show âm nhạc lên TikTok. Gần đây nhất, anh đã chia sẻ trải nghiệm tham gia Eras Tour của Taylor Swift. Anh cho biết thêm, hiện đa số tiền lương đều dành trang trải sinh hoạt phí, đi du lịch và dự liveshow âm nhạc thay vì tiết kiệm mua nhà.
Mạng xã hội đang ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng “nghiện” mua sắm của gen Z (Nguồn: CellphoneS)
Việc nghiện mua sắm hàng xa xỉ của thế hệ Gen Z đang gây ra nhiều hệ quả tiêu cực.
Đầu tiên, một hệ quả trực tiếp là tình trạng nợ nần gia tăng. Gen Z thường xuyên chi tiêu nhiều tiền vào việc mua sắm những mặt hàng xa xỉ như thời trang, điện tử và các trải nghiệm thú vị. Điều này dẫn đến việc tích lũy nợ và khó khăn trong việc thanh toán các khoản vay. Những hậu quả của nợ nần có thể gây áp lực tài chính và căng thẳng tâm lý, ảnh hưởng đến cuộc sống của các Gen Z.
Tình trạng nợ nần gia tăng (Nguồn: VnEconomy)
Gen Z thường xuyên theo đuổi những xu hướng mới nhất và không ngần ngại chi tiêu để sở hữu những sản phẩm thịnh hành. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức và không bền vững này góp phần vào việc tăng thêm khí thải nhà kính, lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Điều này đe dọa sự cân bằng sinh thái và ảnh hưởng tiêu cực đến các thế hệ tương lai.
Gen Z thường xuyên tiếp xúc với hình ảnh và thông điệp quảng cáo về cuộc sống giàu có, thịnh vượng và thành công. Việc so sánh bản thân với những tiêu chuẩn không thực tế này có thể tạo ra sự không hài lòng với bản thân hiện tại. Ngoài ra, việc dựa vào việc sở hữu hàng xa xỉ để xác định giá trị bản thân có thể dẫn đến sự thiếu tự tin và phụ thuộc vào vật chất để tạo niềm vui và hạnh phúc.
Thiếu tự tin và phụ thuộc vào vật chất (Nguồn: Tâm lý học)
Để hạn chế việc nghiện mua sắm hàng xa xỉ trong giới trẻ, dưới đây là một số lời khuyên:
Xây dựng kỹ năng quản lý tài chính (Nguồn: Báo Thái Bình)
Phân biệt giữa "muốn" và "cần" trước khi mua hàng (Nguồn: Pngtree)
Tạo thói quen tiết kiệm (Nguồn: Hướng nghiệp GPO)
Như vậy, để hạn chế mất tiền, hao tổn sức khỏe vì “cơn nghiện” hàng xa xỉ, thế hệ trẻ cần nắm bắt giá trị thực sự của tiền bạc và biết đặt ra những mục tiêu tài chính dài hạn. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quá trình Gen Z quản lý tài chính cá nhân được hiệu quả hơn.
Xem thêm:
Nguyên tắc "giảm kỳ vọng, tăng kỳ công" trong quản lý tài chính dành cho các bậc phụ huynhCông ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn