Chỉ số giá tiêu dùng CPI và ý nghĩa của chỉ số CPI

      Chỉ số giá tiêu dùng CPI và ý nghĩa của chỉ số CPI

      Onehousing image
      5 phút đọc
      25/06/2024
      Bài viết cung cấp thông tin về khái niệm chỉ số CPI, cách tính CPI chuẩn nhất và tầm quan trọng của chỉ số này trong tài chính đầu tư cũng như đối với nền kinh tế.

      Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số kinh tế quan trọng được các chuyên gia, chính phủ và các nhà quản lý kinh tế sử dụng để lập kế hoạch tài chính đầu tư và điều chỉnh chính sách. Tại sao chỉ số này lại quan trọng và được sử dụng rộng rãi như vậy? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.

      Khái niệm chỉ số CPI

      CPI là một chỉ số tương đối (được biểu thị bằng phần trăm) phản ánh những xu hướng tài chính đầu tư và biến động chung về giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người dân tiêu dùng hàng ngày. Danh mục hàng hóa, dịch vụ đại diện là tập hợp các mặt hàng, dịch vụ chính đại diện cho mức tiêu dùng của người dân trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ số này được sử dụng trong các cuộc điều tra định kỳ, khảo sát giá cả, tính toán chỉ số giá tiêu dùng.

      Trọng số tính CPI là tỷ trọng chi tiêu cho một nhóm hàng hóa, dịch vụ trong tổng chi tiêu của dân cư trong năm được chọn làm cơ sở so sánh và được sử dụng cố định trong vòng 5 năm.

      Cứ theo chu kỳ 5 năm, danh sách các mặt hàng đại diện và trọng số được cập nhật để phù hợp với thị trường tiêu dùng hiện tại và cơ cấu chi tiêu trong đời sống hàng ngày của người dân.

      chi-so-gia-tieu-dung-cpi-va-y-nghia-cua-chi-so-cpi-anh1

      Khái niệm chỉ số CPI (nguồn: Thư viện pháp luật)

       

       

      Công thức tính chỉ số CPI

      Đọc tiếp
      • Cố định giỏ hàng: Thông qua khảo sát, nghiên cứu thị trường, xác định được giá trị của hàng hóa, dịch vụ tiêu biểu, thiết yếu mà người tiêu dùng thường xuyên chi trả.
      • Định giá: Sau khi xác định được sản phẩm, giá trị của từng sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định được xác định bằng thống kê.
      • Tính chi phí mua hàng hóa, dịch vụ: Dựa vào bảng thống kê giá, tính tổng số tiền phải  trả cho hàng hóa, dịch vụ của bạn theo công thức sau: Số lượng hàng  x giá thành từng loại sản phẩm, sau đó tính tổng những yếu tố này.

      Dưới đây là công thức cụ thể để tính chỉ số tiêu dùng theo thời kỳ:

      chi-so-gia-tieu-dung-cpi-va-y-nghia-cua-chi-so-cpi-anh2

      Công thức tính chỉ số tiêu dùng CPI (nguồn: Thế giới di động)

      Công thức tính chỉ số lạm phát theo thời gian:

      chi-so-gia-tieu-dung-cpi-va-y-nghia-cua-chi-so-cpi-anh3

      Áp dụng tính chỉ số tiêu dùng trong trường hợp cụ thể, như sau:

      chi-so-gia-tieu-dung-cpi-va-y-nghia-cua-chi-so-cpi-anh3

      Chỉ số CPI có ý nghĩa như thế nào?

      Chỉ số CPI phản ánh xu hướng và mức độ thay đổi giá cả hàng hóa, dịch vụ. Do đó, khi CPI tăng thì giá hàng hóa, dịch vụ trung bình  tăng và ngược lại, khi CPI giảm, người dân sẽ chi tiêu ít hơn cho hàng hóa và dịch vụ.

      Chỉ số CPI là một chỉ số dùng để xác định xem nền kinh tế đang trong thời kỳ lạm phát hay giảm phát. Chính phủ và các nhà quản lý kinh tế thường theo dõi chặt chẽ dữ liệu CPI để lập kế hoạch và điều chỉnh chính sách tài chính đầu tư nhằm đưa nền kinh tế đi đúng hướng.

      Đối với các doanh nghiệp, việc theo dõi chỉ số CPI giúp họ xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thói quen chi tiêu của người dân. Khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng, giá bình quân hàng hóa tăng, khiến doanh nghiệp phải tăng doanh số bán hàng và tích trữ thêm hàng tồn kho để cung cấp cho thị trường. Mặt khác, nếu CPI giảm, giá  bình quân sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ hạn chế sự gia tăng hàng tồn kho.

      Những vấn đề thường hay gặp khi tính CPI

      Tính toán chỉ số CPI không chính xác 100% vì nhiều lý do, bao gồm: Ví dụ: Sản phẩm mới tung ra thị trường liên tục nhưng CPI chưa được cập nhật, giá thị trường thay đổi liên tục nhưng giá trong giỏ hàng hầu như không thay đổi nên CPI  phản ánh giá cao hơn thực tế.

      Hơn nữa, chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh chất lượng hàng hóa, cũng không phản ánh chính xác số liệu về dân cư thành thị, nông thôn và mức thu nhập của họ.

      CPI không thể phản ánh những thay đổi trong từng mặt hàng

      Công thức tính chỉ số CPI sử dụng một số hàng hóa cố định nên nếu giá của tất cả  hàng hóa cố định tăng cùng lúc thì người dân có xu hướng chi tiêu ít hơn và chuyển sang mua những sản phẩm tương tự nhưng rẻ hơn. Từ đó, điều này khiến chỉ số CPI luôn cao hơn thực tế.

      CPI không thể hiện sự thay đổi về chất lượng của hàng hóa

      Một lý do khác khiến CPI khác với thực tế là do sản phẩm mới liên tục được giới thiệu ra thị trường nhưng giỏ hàng không được cập nhật. Trong khi đó, người dân thường có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho sản phẩm mới hoặc mua một số loại sản phẩm nhất định với giá thấp hơn.

      CPI không cho thấy sự xuất hiện của sản phẩm mới

      Khi các sản phẩm mới gia nhập thị trường, mỗi đơn vị tiền tệ sẽ có nhiều loại sản phẩm được mua hơn, dẫn đến sự sai số đối với CPI.

      CPI có mối liên hệ với lạm phát như thế nào?

      Tỷ lệ CPI là thước đo lạm phát và tăng cùng chiều với lạm phát. Chỉ số CPI tăng cho thấy giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường ngày càng tăng và trở nên đắt đỏ hơn, dẫn đến tỷ lệ lạm phát gia tăng. Người thu nhập thấp bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự gia tăng chỉ số giá tiêu dùng.

      chi-so-gia-tieu-dung-cpi-va-y-nghia-cua-chi-so-cpi-anh4

      Mối quan hệ giữa chỉ số CPI và lạm phát (nguồn: Tạp chí Tài chính)

      Mặt khác, tốc độ tăng trưởng thu nhập của nhóm dân số này thường rất thấp. Những thay đổi không lớn. Vì vậy khi giá hàng hóa thiết yếu tăng lên, bạn phải tính toán chi tiêu và lượng hàng hóa có thể mua được sẽ giảm đi.

      Trong một số trường hợp, tỷ lệ lạm phát thấp hơn có tác động tích cực. Chẳng hạn, khi Internet trở nên phổ biến ở Việt Nam, người dân có xu hướng sử dụng các ứng dụng Messenger, Zalo, Viber để gọi điện qua Internet thay vì gọi điện thoại thông thường, giúp giảm cước cuộc gọi.

      Như vậy, bài viết đã làm rõ khái niệm chỉ số tiêu dùng, công thức tính cụ thể và tầm quan trọng của chỉ số này với nền kinh tế. Bên cạnh đó chỉ số giá tiêu dùng CPI là một chỉ số kinh tế quan trọng có liên quan chặt chẽ trong tài chính đầu tư. Các nhà đầu tư chứng khoán, giao dịch cổ phiếu cần hiểu rõ mối quan hệ này để đưa ra  quyết định đầu tư phù hợp.

      Xem thêm 

      Mối liên hệ giữa chỉ số giá tiêu dùng CPI và thị trường chứng khoán

      Giá gạo có phải là một trong những yếu tố tác động đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI)?

       

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương