Khi xây dựng bất cứ một công trình nào, đơn vị/ cá nhân sở hữu dự án luôn phải chú ý đến rất nhiều yếu tố như quy mô, mật độ, thủ tục xin giấy phép xây dựng, Ngoài ra, còn một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là chỉ giới xây dựng. Nếu vi phạm quy định về chỉ giới, chủ công trình và đơn vị thi công sẽ bị phạt rất nặng.
Vậy, chỉ giới xây dựng là gì? Pháp luật quy định ra sao về chỉ giới xây dựng? Sau đây, hãy cùng OneHousing tìm hiểu rõ hơn.
Khoản 6, điều 3 trong Luật xây dựng năm 2014 quy định chỉ giới xây dựng là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên thửa đất.
Theo thông tư 22/2019/TT-BXD, chỉ giới xây dựng được quy định là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, mục đích phân chia ranh giới giữa phần đất cho phép xây dựng công trình và phần đất công cộng do Nhà nước quản lý (đất lưu không).
Chỉ giới xây dựng công trình (Nguồn: LuatVietNam)
Mặc dù cách giải thích của hai thông tư có điểm khác biệt, tuy nhiên về bản chất vẫn tương tự nhau.
Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở nông thôn thế nào?
Khi xây dựng công trình, nếu phát hiện ra chi tiết nào vượt quá chỉ giới xây dựng theo như quy định trên bản đồ quy hoạch, bạn sẽ bị phạt từ 80 triệu - 1 tỷ đồng, tùy vào trường hợp vi phạm cụ thể.
Khoảng lùi tối thiểu tính theo đơn vị m của các công trình (Nguồn: Xây dựng An Phúc)
Theo khoản 9 điều 16, Nghị định 16/2022/NĐ-CP về việc quy định xử phạt hành chính khi vi phạm chỉ giới xây dựng, các cá nhân/ tổ chức sẽ bị phạt tiền như sau:
Theo khoản 12 điều 16, Nghị định 16/2022/NĐ-CP, sau khi bị lập biên bản hành chính nhưng chưa quyết định xử phạt về hành vi vi phạm chỉ giới, nếu cá nhân hay tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện hoạt động xây dựng không đúng quy hoạch sẽ bị phạt:
Theo khoản 13 điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, các cá nhân hay tổ chức sau khi bị xử phạt hành chính về vi phạm chỉ giới xây dựng, nếu vẫn tiếp tục vi phạm (nhưng không truy cứu trách nhiệm hình sự) sẽ bị phạt:
Đối với hành vi xây dựng không phép hay trái phép mà chưa xây dựng xong, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị xin cấp phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng trong vòng 60 ngày kể từ khi bị lập biên bản xử phạt hành chính.
Tuy nhiên với hành vi xây dựng vi phạm lộ giới, mặc dù đã đóng đủ mức phạt như trên, công trình vẫn buộc phải tháo dỡ, không được phép điều chỉnh. Nghĩa là công trình không được hợp thức hóa.
Quy định này được đề cập rõ ràng ở điểm d, điều 11 khoản 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.
Chỉ giới đường đỏ là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, phân chia giới hạn giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất dành cho các công trình công cộng (đường giao thông, công trình hạ tầng kỹ thuật, v.v…).
Khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng là khoảng lùi (Nguồn: LuatVietNam)
Chỉ giới xây dựng có thể trùng với chỉ giới đường đỏ hoặc phải lùi vào trong chỉ giới đường đỏ theo yêu cầu quy hoạch. Khoảng cách giữa chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng gọi là khoảng lùi.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng (ban hành kèm thông tư 01/2021/TT-BTC về các chi tiết của công trình tiếp giáp tuyến đường):
Tuy nhiên, nếu vẫn muốn tham khảo thông tin để đảm bảo chắc chắn tính pháp lý cho công trình, bạn có thể:
Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ giới xây dựng mà OneHousing muốn cập nhật đến bạn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm: