Thời nay, việc xuất khẩu lao động đang dần trở thành phương thức phổ biến cho mọi người để cải thiện thu nhập cũng như gia tăng cơ hội làm việc. Tuy nhiên để người xuất khẩu lao động có thể chi tiêu hiệu quả ở đất khách, một bảng kế hoạch tài chính là điều cần thiết cho mỗi người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng OneHousing hướng dẫn chi tiết cách thức lên một bảng kế hoạch tài chính chung cho người xuất khẩu lao động.
Xuất khẩu lao động là một nguồn cung cấp việc làm quan trọng cho người lao động Việt Nam, mang lại cơ hội phát triển sự nghiệp và gia tăng thu nhập cho họ ở nước ngoài. Đây không chỉ là một phương tiện để nâng cao mức sống cá nhân mà còn là cơ hội mở rộng tầm nhìn về kỹ năng và kinh nghiệm làm việc.
Mặc dù thuật ngữ "xuất khẩu lao động" chưa được chính thức định rõ, nhưng theo Điều 3, Khoản 2 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (năm 2020), nhóm đối tượng này bao gồm những người lao động Việt Nam trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, đang cư trú tại Việt Nam và chấp nhận hợp đồng lao động để làm việc ở nước ngoài.
Xuất khẩu lao động là một ngành công nghiệp với quy mô đáng kể, tác động tích cực đến hàng triệu lao động và nhiều quốc gia trên khắp thế giới. Các quốc gia xuất khẩu lao động thường sở hữu hàng triệu lao động chấp nhận đi làm việc tại nước ngoài.
Xuất khẩu lao động là một quá trình có tính chất hai chiều, kết nối cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu lao động. Nước xuất khẩu lao động sẽ cung cấp nguồn lao động cho nước nhập khẩu, trong khi bên còn lại thường sẽ là những khu vực có nhu cầu sở hữu thêm các nhân công lao động nhập khẩu từ nước khác.
Đối với nền kinh tế, xuất khẩu lao động không chỉ tạo ra hiệu ứng tích cực mà còn ảnh hưởng đến mặt xã hội. Nó giảm tỷ lệ thất nghiệp, đưa về ngoại tệ cho quốc gia xuất khẩu lao động và cung cấp thu nhập cho lao động và gia đình họ. Xuất khẩu lao động cũng góp phần nâng cao điều kiện sống và thúc đẩy phát triển xã hội.
Xuất khẩu lao động trở thành xu hướng tiếp cận cho việc cải thiện tài chính cá nhân ngày nay (Nguồn: VnExpress)
Mặc dù mang lại cơ hội phát triển và kiếm sống cho lao động, xuất khẩu lao động cũng mang theo rủi ro và thách thức. Những vấn đề như vi phạm quyền lao động, thiếu bảo vệ pháp lý, sự thích ứng với văn hóa mới và khó khăn trong giao tiếp xã hội là những thách thức mà người lao động có thể phải đối mặt.
Chính vì vậy mà, việc quản lý chặt chẽ và sự hợp tác giữa các quốc gia là yếu tố quan trọng trong xuất khẩu lao động. Chính sách và quy định rõ ràng là cần thiết để bảo vệ quyền lợi của lao động và duy trì sự cân nhắc giữa lợi ích kinh tế và xã hội cho cả hai bên tham gia.
Hiện tại tất cả hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp đang tuân theo theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020. Có tất cả ba hình thức xuất khẩu lao động hợp pháp như sau:
Đây là phương thức xuất khẩu lao động phổ biến nhất. Hợp đồng lao động sẽ được ký với đơn vị sự nghiệp công lập. Đơn vị này phải có uỷ quyền bằng văn bản từ cơ quan có thẩm quyền trong việc hỗ trợ tài liệu liên quan cũng như các công đoạn trong việc đưa người lao động sang nước ngoài.
Đơn vị sự nghiệp công lập sẽ không được thu phí dịch vụ từ người lao động và phải hoạt động phi lợi nhuận do đó người lao động sẽ đảm bảo về tài chính cá nhân. Phương thức này bảo đảm uy tín và được bảo vệ bởi cơ quan có thẩm quyền.
Người lao động có ý định xuất khẩu sẽ thông qua những tổ chức chuyên chế trong việc hỗ trợ người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Để thực hiện phương thức này, doanh nghiệp phải có Giấy phép hoạt động từ Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và tuân thủ các điều kiện và quy định của từng thị trường ngành nghề cụ thể.
Ngoài ra, hợp đồng này cũng có thể áp dụng khi doanh nghiệp Việt Nam nhận thầu, trúng thầu các công trình, dự án ở nước ngoài hoặc khi doanh nghiệp đưa lao động đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài.
Người lao động có nhiều hình thức tiếp cận phương pháp xuất khẩu lao động (Nguồn: Timviec)
Người lao động Việt Nam trực tiếp ký kết hợp đồng với người sử dụng lao động ở nước ngoài. Để thực hiện phương thức này, người lao động phải đáp ứng các yêu cầu về năng lực hành vi dân sự, tài chính cá nhân, tính tự nguyện làm việc tại đất nước khác, đồng thời đáp ứng đủ các tiêu chí liên quan do đất nước xuất khẩu đề ra và không vi phạm pháp luật.
Hợp đồng lao động trong trường hợp này phải tuân theo quy định tại Điều 52 của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020. Đồng thời người xuất khẩu lao động cần có văn bản xác nhận minh chứng về việc ký kết hợp đồng được cấp bởi các cơ quan thẩm quyền tại địa phương
Để biết rõ thêm về cách thức để thực hiện 1 bảng kế hoạch tài chính, OneHousing sẽ phân tích 1 trường hợp cụ thể sau: Một người trưởng thành tham gia chương trình xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc và đạt được mức tiết kiệm hàng tháng là 30 triệu đồng. Cho đến nay, người lao động này chưa có bất kỳ kế hoạch hoặc ý định nào để phát triển tài chính cá nhân. Trong tình hình này, họ nên thực hiện những bước nào để tối ưu hóa tình hình tài chính cá nhân của mình?
Theo như chuyên gia tư vấn, một số lời khuyên dành cho tình huống này trong việc quản lý kế hoạch tài chính có thể kể đến như:
Hãy bắt đầu hành trình quản lý tài chính bằng cách xác định rõ những mục tiêu cụ thể mà người lao động muốn đạt được. Điều này được xem là bước ngoặt quan trọng để đặt nền tảng cho kế hoạch tài chính của gia chủ.
Mục tiêu có thể liên quan đến việc mua nhà, sở hữu một chiếc xe, đầu tư để gia tăng tài sản, hoặc thậm chí là xây dựng một kế hoạch lâu dài cho việc nghỉ hưu. Tiếp theo, người xuất khẩu lao động cần thiết lập một kế hoạch tiết kiệm và đầu tư chi tiết dựa trên những mục tiêu đã xác định. Trong việc đầu tư, hãy xem xét các cơ hội phù hợp với tình hình tài chính và mức độ rủi ro người lao động có thể chấp nhận.
Việc xây dựng mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân là điều cần thiết đối với bất kỳ ai có ý định xuất khẩu lao động (Nguồn: Timo)
Việc xây dựng mục tiêu và kế hoạch tài chính không chỉ mang lại sự kiểm soát vững chắc đối với thu nhập và chi tiêu của chủ căn hộ mà còn giúp bản thân có thể đưa ra quyết định tài chính thông minh. Chính vì vậy mà không chỉ gia chủ có thể thực hiện mục tiêu ngắn hạn, mà còn xây dựng nền tảng cho một tương lai vững chắc, bền vững và an toàn tài chính.
Việc người lao động chủ động tìm tòi, khám phá kiến thức mới về kinh doanh không chỉ mang lại lợi nhuận từ các cơ hội đầu tư mà còn đảm bảo bảo vệ tài sản khỏi rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường tài chính. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình quản lý tài chính cá nhân của người lao động xuất khẩu.
Bên cạnh đó với sự hiểu biết về các công cụ đầu tư như chứng khoán, quỹ đầu tư, bất động sản, người xuất khẩu lao động có thể tạo dựng nguồn thu nhập ổn định và phát triển tài sản. Đồng thời, kiến thức này còn giúp gia chủ có cơ hội tối ưu hóa quản lý nợ và đặt ra mục tiêu tài chính hợp lý cho bản thân.
Đồng thời việc nắm vững kiến thức tài chính giúp người lao động xuất khẩu có thể tự do quản lý chi tiêu một cách khôn ngoan, tạo ra nguồn thu nhập thụ động và hiệu quả trong việc quản lý rủi ro. Chính vì vậy mà người xuất khẩu lao động có thể tự xây dựng nền tảng tài chính mạnh mẽ mà còn mở ra cơ hội mới, định hình sự nghiệp và tương lai tài chính cá nhân.
Đặc biệt, các chuyên gia đầu tư khuyến nghị người lao động xuất khẩu tham gia việc đọc sách, theo dõi các blog chuyên ngành hoặc tham gia các khóa học để nâng cao kiến thức của mình. Đây chính là chìa khóa quan trọng để bản thân sở hữu cuộc sống tài chính cá nhân ổn định và an nhàn.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết của OneHousing đối với người xuất khẩu lao động để lên kế hoạch tài chính và ổn định cuộc sống ở nước ngoài. Hy vọng bài viết sẽ giúp những người xuất khẩu lao động có thể chuẩn bị tốt nhất cho kế hoạch tài chính cá nhân.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm