Chứng chỉ quỹ là một trong những công cụ đầu tư phổ biến, giúp các nhà đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán mà không cần trực tiếp mua cổ phiếu. Đối với những người mới bắt đầu, việc tìm hiểu cách mua chứng chỉ quỹ và mua ở đâu là một thử thách. Bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết từ A đến Z, giúp bạn hiểu rõ các bước cần thiết để đầu tư vào chứng chỉ quỹ.
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước để mua chứng chỉ quỹ:
Để chọn được quỹ đầu tư phù hợp nhu cầu, khả năng tài chính, bạn cần lưu ý:
Nhà đầu tư cần nghiên cứu và chọn quỹ đầu tư phù hợp (Ảnh: Prudential)
Sau khi mở tài khoản, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản đầu tư thông qua chuyển khoản ngân hàng, nộp tiền mặt tại quầy giao dịch hoặc qua ví điện tử, tùy thuộc vào phương thức hỗ trợ của công ty chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ.
Bạn nên theo dõi thường xuyên để đánh giá hiệu quả đầu tư (Ảnh: Prudential)
Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần lưu ý các loại phí sau:
Đây là khoản phí bạn phải trả khi mua chứng chỉ quỹ. Mức phí này có thể thay đổi tùy theo từng quỹ và công ty quản lý quỹ.
Ví dụ: Quỹ TCBF của TCBS áp dụng phí giao dịch như sau:
(Nguồn: TCBS, cập nhật tháng 01/2025)
Lưu ý: Mức phí này có thể thay đổi theo thời gian và tùy thuộc vào từng ngân hàng hoặc công ty chứng khoán.
Đây là khoản phí được tính hàng năm để chi trả cho việc quản lý và vận hành quỹ. Mức phí thường dao động từ 0,1% đến 2% giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ (nguồn: AYP).
Ví dụ: Nếu bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một quỹ có phí quản lý 2% mỗi năm, bạn sẽ phải trả khoảng 2 triệu đồng phí quản lý trong một năm. Phí này thường được trừ hằng ngày vào NAV của quỹ, do đó giá trị mà nhà đầu tư nhìn thấy đã là giá trị sau khi trừ phí.
Một số quỹ có thể áp dụng phí khi bạn rút vốn khỏi quỹ, đặc biệt nếu bạn rút trong thời gian ngắn sau khi đầu tư. Mức phí này thường được quy định cụ thể trong điều lệ của từng quỹ.
Nhà đầu tư cần lưu ý các loại phí khi mua chứng chỉ quỹ (Ảnh: Học viện Tài chính)
Dưới đây là bảng cập nhật phí mua - bán của một số quỹ mở lớn tại Việt Nam:
Sản phẩm |
Phí mua |
Phí bán |
VIBF |
Miễn phí |
<12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 1,5%, >24 tháng: 0,5% |
VFF |
Miễn phí |
<12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 0,5%, >24 tháng: Miễn phí |
VEOF |
Miễn phí |
<12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 1,5%, >24 tháng: 0,5% |
VESAF |
Miễn phí |
<12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 1,5%, >24 tháng: 0,5% |
Sản phẩm |
Phí mua |
Phí bán |
MAGEF |
<= 20 tỷ đồng: 0,75%, > 20 tỷ đồng: Miễn phí |
<=12 tháng: 1,25%, >12 tháng: Miễn phí |
MAFF |
<= 1 tỷ đồng: 0,1%, > 1 tỷ đồng: Miễn phí |
<= 183 ngày: 1,15%, > 183 ngày: Miễn phí |
Sản phẩm |
Phí mua |
Phí bán |
VCBF - TBF |
Miễn phí |
<1 tháng: 3%, 1-12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 0,5%, >24 tháng: Miễn phí |
VCBF - MGF |
Miễn phí |
<1 tháng: 3%, 1-12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 0,5%, >24 tháng: Miễn phí |
VCBF - FIF |
Miễn phí |
<3 tháng: 2%, 3-12 tháng: 1%, >12 tháng: Miễn phí |
VCBF - BCF |
Miễn phí |
<1 tháng: 3%, 1-12 tháng: 2%, 12-24 tháng: 0,5%, >24 tháng: Miễn phí |
(Nguồn: Topi, cập nhật tháng 10/2024)
Mua chứng chỉ quỹ ở đâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để mua chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư có thể lựa chọn hai kênh chính:
Nhà đầu tư cần mở tài khoản tại một công ty chứng khoán uy tín như VNDirect, HSC, SSI,... Quy trình mở tài khoản thường bao gồm việc cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân và ký hợp đồng mở tài khoản.
Sau khi mở tài khoản, nhà đầu tư có thể giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ thông qua hệ thống giao dịch trực tuyến của công ty chứng khoán. Việc mua bán được thực hiện theo giá trị tài sản ròng (NAV) của chứng chỉ quỹ tại thời điểm giao dịch.
Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ qua công ty chứng khoán (Ảnh: SSI)
Nhà đầu tư có thể mua chứng chỉ quỹ trực tiếp từ công ty quản lý quỹ phát hành, chẳng hạn như VCBF, Vinacapital,... Quy trình này thường bao gồm việc điền phiếu lệnh mua, cung cấp thông tin cá nhân và chuyển tiền vào tài khoản của quỹ.
Nhiều công ty quản lý quỹ hợp tác với các nền tảng đầu tư trực tuyến như Topi, Finhay, Tikop, FMarket,… cho phép nhà đầu tư mua chứng chỉ quỹ một cách thuận tiện và nhanh chóng. Quy trình thường bao gồm việc đăng ký tài khoản, liên kết tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ trực tuyến.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ cách mua chứng chỉ quỹ và có được cái nhìn toàn diện về quy trình đầu tư vào quỹ mở. Đồng thời, bạn cũng đã biết mua chứng chỉ quỹ ở đâu, từ các công ty chứng khoán đến các nền tảng trực tuyến uy tín. Việc chọn lựa đúng kênh giao dịch và tìm hiểu kỹ về các loại quỹ sẽ giúp bạn có những quyết định đúng đắn, tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.
Xem thêm
Pháp luật quy định chứng chỉ quỹ ở Việt Nam như thế nào?
Chứng chỉ quỹ Dragon Capital có gì đặc biệt? Hướng dẫn đầu tư chi tiết