Hệ thống các tuyến cao tốc Bắc Nam, bao gồm tuyến phía Đông và phía Tây, đóng vai trò xương sống trong mạng lưới giao thông quốc gia, kết nối các vùng kinh tế trọng điểm và hỗ trợ phát triển toàn diện. Tuy cùng mục tiêu thúc đẩy giao thông liên vùng và tăng trưởng kinh tế, hai tuyến này lại có sự khác biệt rõ rệt về vị trí địa lý, mục tiêu quy hoạch, cũng như chiến lược đầu tư.
Tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía Đông (được ký hiệu CT.01) là một phần quan trọng trong mạng lưới đường cao tốc Việt Nam. Nằm gần quốc lộ 1 – tuyến giao thông huyết mạch, tuyến đường này kết nối liền mạch giữa hai miền Bắc và Nam, kéo dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, tương tự như quốc lộ 1.
Tuyến đường cao tốc Bắc Nam phía Đông có tổng chiều dài là 2.063km, bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) và kết thúc tại đường vành đai thành phố Cà Mau.
Tuyến đường nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, gần như chạy song song với quốc lộ 1 hiện tại – tuyến đường đang được nâng cấp và mở rộng.
Một đoạn tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông (Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)
Tuyến cao tốc này được chia thành 39 đoạn, với các điểm nút quan trọng như: Cửa khẩu Hữu Nghị, Chi Lăng, Bắc Giang, Hà Nội, Cầu Giẽ, Pháp Vân, cầu Phù Đổng, Nam Định, Mai Sơn, Quốc lộ 45, Nghi Sơn, Diễn Châu, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Cam Lộ, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Hoài Nhơn, Quy Nhơn, Chí Thạnh, Vân Phong, Nha Trang, Cam Lâm, Vĩnh Hảo, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau.
Đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây (ký hiệu toàn tuyến CT.02) là một tuyến đường cao tốc quan trọng trong hệ thống giao thông Việt Nam, kéo dài từ Bắc vào Nam. Tuyến đường này, cùng với Quốc lộ 1, Đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông và tuyến đường ven biển Việt Nam, tạo nên các trục giao thông huyết mạch.
Với tổng chiều dài khoảng 1.200km, tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây được chia thành 22 đoạn, đi qua 23 tỉnh, thành phố gồm: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Nội, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, Cần Thơ và Kiên Giang. Phần lớn tuyến đường được hình thành từ việc nâng cấp một số đoạn thuộc đường Hồ Chí Minh (giai đoạn 3).
Cao tốc Bắc Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa - Chơn Thành dự kiến khởi công trong tháng 09/2025 (Nguồn: Báo điện tử Chính phủ)
Theo quy hoạch chi tiết tuyến cao tốc CT.02, các đoạn tuyến được phân kỳ đầu tư như sau:
Hệ thống các tuyến cao tốc Bắc Nam nhằm tạo ra một mạng lưới giao thông hiện đại, rút ngắn khoảng cách địa lý, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, hai tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và phía Tây đóng vai trò quan trọng. Mỗi tuyến có những đặc điểm riêng biệt, phục vụ những mục tiêu khác nhau:
Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông |
Tuyến cao tốc Bắc Nam phía Tây |
|
Vị trí |
Đi qua các khu vực ven biển và trung tâm kinh tế lớn, như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Nha Trang. Tuyến này tập trung vào việc kết nối các đô thị, khu công nghiệp, cảng biển và các trung tâm thương mại. |
Đi qua các vùng trung du và miền núi phía Tây, kết nối các tỉnh vùng sâu, vùng xa, với mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, giảm khoảng cách vùng miền và nâng cao khả năng ứng phó biến đổi khí hậu. |
Đặc điểm kỹ thuật |
|
|
Vai trò & chiến lược phát triển |
Góp phần hoàn thiện vào mạng lưới giao thông quốc gia. Qua đó, tăng cường liên kết giữa các vùng và địa phương trên trục Bắc - Trung - Nam. Dự án sẽ mang lại điều kiện thuận lợi cho các địa phương dọc tuyến cao tốc trong việc kết nối và thúc đẩy giao thương. Ngoài ra, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. |
Hoàn thiện mạng lưới cao tốc theo quy hoạch, mở rộng không gian phát triển cho các địa phương, đồng thời tăng cường liên kết vùng và kết nối nội vùng. Công trình này tạo động lực lan tỏa, thuận tiện kết nối với Cảng Hàng không quốc tế Long Thành và cảng Cái Mép - Thị Vải, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, cũng như tăng cường bảo đảm an ninh, quốc phòng. |
Sự khác biệt trong quy hoạch giữa các tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông và phía Tây không chỉ thể hiện ở lộ trình, vai trò mà còn ở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và liên kết vùng. Nếu tuyến phía Đông tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu giao thông cao và phát triển đô thị ven biển theo trục Bắc Trung Nam, thì tuyến phía Tây hướng đến khai thác tiềm năng của các khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Dù vậy, cả hai tuyến đều đóng vai trò chiến lược trong việc hoàn thiện hạ tầng giao thông quốc gia, tạo động lực phát triển nhất quán cho kinh tế xã hội đất nước.
Xem thêm
Những thách thức trong quá trình xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam
Đường cao tốc Bắc Nam rộng bao nhiêu mét? Phân tích kỹ thuật và tiêu chuẩn xây dựng