Nhà ở có bố cục chiều ngang và chiều dọc có điểm gì khác nhau hay không? Ưu, nhược điểm của 2 loại bố cục này như thế nào? Nên thiết kế nội thất như thế nào trong từng bố cục nhà ở cụ thể? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ngay sau đây, bạn đọc cùng theo dõi nhé.
Có hai phong cách chính trong thiết kế và cải tạo nhà ở là thiết kế theo bố cục chiều ngang và chiều dọc, mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng. "Sảnh ngang" mở rộng hơn theo chiều ngang, kết hợp phòng khách và phòng ăn hoặc các khu chức năng khác trên cùng một tầng. Ngược lại, "sảnh dọc" thường nhỏ hơn theo chiều ngang, có phòng khách gần ánh sáng tự nhiên. Nhìn chung, bố cục chiều ngang mang lại không gian mở và rộng lớn, trong khi sảnh dọc thì tập trung vào không gian tiết kiệm và gọn gàng.
Những ngôi nhà có chiều ngang chiếm ưu thế so với chiều dài, thường có mặt tiền rộng từ 6m trở lên. Thiết kế nhà ở theo bố cục chiều ngang có các ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm của nhà ở có bố cục theo chiều ngang như sau:
Nhà có bố cục theo chiều ngang tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái và dễ đón ánh sáng tự nhiên (Nguồn: Kenh14)
Nhược điểm của nhà ở bố cục theo chiều ngang gồm:
Nhà được thiết kế theo bố cục chiều dọc thường được gọi là nhà ống. Loại nhà này có chiều dài chiếm ưu thế hơn chiều ngang, tạo cảm giác khi nhìn vào căn nhà khá dài.
Ưu điểm của bố cục nhà ở theo chiều dọc bao gồm:
Nhà có bố cục theo chiều dọc tạo cảm giác căn nhà khá dài, dễ phân chia không gian (Nguồn: Cafebiz)
Nhược điểm của bố cục nhà ở theo chiều dọc bao gồm:
Cách thiết kế nội thất của nhà ở nên được điều chỉnh phù hợp với bố cục chiều ngang và chiều dọc để tối ưu hóa không gian, tạo ra môi trường sống thoải mái và hài hòa. Dưới đây là cách thiết kế nội thất phù hợp với từng bố cục nhà ở.
Khi ngôi nhà có chiều rộng lớn hơn chiều dài, việc sử dụng hệ thống cột để phân chia không gian là một cách thông minh. Gia chủ có thể cải tạo nhà bằng cách biến đổi trần và sàn nhà để tạo ra sự phân chia không gian hợp lý trong căn nhà của mình.
Phòng khách: Sử dụng đồ nội thất lớn và bố trí một cách rộng rãi để tận dụng không gian mở của phòng khách. Chọn màu sắc và vật liệu phù hợp để tạo cảm giác sang trọng và thoải mái. Sắp xếp các mảng không gian khác nhau bằng cách sử dụng đèn trang trí, cây cảnh hoặc tạo điểm nhấn với các bức tranh lớn để làm cho không gian phòng khách sinh động hơn.
Sử dụng các đồ nội thất có kích thước lớn để không gian phòng khách được hài hòa hơn (Nguồn: Feeldecor)
Phòng ngủ: Sử dụng màu sắc nhẹ nhàng và trang trí bằng các vật liệu tự nhiên để tạo không gian thư giãn và dễ chịu. Chọn đồ nội thất có kích thước vừa phải để phù hợp với không gian, tránh làm cho phòng ngủ trở nên “quá ngộp”. Tạo điểm nhấn cho phòng ngủ bằng cách trang trí thêm các vật dụng như đèn ngủ, tấm vải treo hoặc các bức tranh trang trí để tạo ra không gian ấm áp.
Phòng bếp: Sử dụng đồ nội thất có thiết kế tối giản để tối ưu hóa không gian lưu trữ và di chuyển. Sắp xếp các khu vực chức năng trong bếp một cách hợp lý để tối ưu hóa công năng và tạo sự thuận tiện cho việc nấu nướng. Sử dụng ánh sáng tự nhiên và màu sắc tươi sáng để làm cho không gian bếp trở nên rộng rã, sinh động hơn.
Phòng khách: Phòng khách là nơi tiếp khách và sinh hoạt chính của gia đình. Thiết kế nội thất phòng khách cần kết hợp tính thẩm mỹ và công năng sử dụng. Đối với nhà ở có bố cục theo chiều dọc, phòng khách thường có diện tích hạn chế, nên chọn đồ nội thất tối giản để tạo cảm giác thoải mái. Có thể thêm các chi tiết trang trí như treo bức tranh lớn hoặc đồng hồ treo tường để tạo điểm nhấn và tránh sự nhàm chán.
Nội thất phòng khách hiện đại kết hợp với cầu thang gỗ độc đáo (Nguồn: S-Housing)
Phòng ngủ: Phòng ngủ là không gian quan trọng trong nhà, nơi các thành viên thư giãn sau một ngày làm việc hoặc học tập căng thẳng. Thiết kế phòng ngủ cần tạo không gian thoải mái, thư giãn và tiện nghi, thường được cá nhân hóa theo sở thích của từng thành viên gia đình.
Phòng bếp: Nội thất trong phòng bếp nên được thiết kế với các đồ dùng đa năng. Sử dụng các phụ kiện thông minh như tay nâng cánh tủ, kệ góc liên hoàn để tối ưu hóa không gian lưu trữ và hỗ trợ người dùng trong việc nấu nướng. Các đồ nội thất thông minh cũng mang lại tính thẩm mỹ cao cho không gian bếp, với màu sắc và thiết kế hiện đại, sang trọng.
Thiết kế phòng bếp kết hợp với phòng ăn để tiết kiệm không gian (Nguồn: Nội thất Yabi)
Mỗi bố cục nhà ở sẽ phù hợp với các phong cách thiết kế nội thất riêng. Gia chủ cần xem xét đến không gian của căn nhà để từ đó có thể thiết kế nội thất phù hợp, giúp không gian nhà ở được hài hòa và rộng rãi hơn.
Xem thêm
Vì sao Gen Z thích thuê nhà chung cư cao cấp hơn tích lũy để mua nhà?
Thuê nhà trong ngõ bất tiện, nhiều người chọn thuê nhà chung cư để thuận tiện đi lại và riêng tư hơn