Áp dụng quy tắc 5S của người Nhật để căn hộ luôn sạch - đẹp - gọn gàng

      Áp dụng quy tắc 5S của người Nhật để căn hộ luôn sạch - đẹp - gọn gàng

      Onehousing image
      4 phút đọc
      25/03/2024
      Cùng tìm hiểu bộ quy tắc 5S của người Nhật để giúp căn hộ luôn gọn gàng và ngăn nắp qua bài viết dưới đây.

      Người Nhật nổi tiếng với sự sạch sẽ và kỷ luật trong phong cách sống của mình. Trong đó, bộ quy tắc 5S - Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Làm sạch), Seiketsu (Săn sóc) và Shitsuke (Sẵn sàng) đã trở thành nền tảng cho nhiều hộ gia đình để giúp ngôi nhà trở nên ngăn nắp hơn. Cùng tìm hiểu bộ quy tắc trên để công việc thiết kế căn hộ trở nên nhanh chóng và thuận tiện hơn nhé!

      ap-dung-quy-tac-5s-cua-nguoi-nhat-de-can-ho-luon-sach-dep-gon-gang-onehousing-1

      Tổng quan về bộ quy tắc 5S của người Nhật (Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ)

      Cách áp dụng quy tắc 5S để căn hộ luôn sạch đẹp gọn gàng

      S1 - “Seiri”: Sàng lọc

      Sàng lọc (Seiri) chính là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất trong chu trình dọn dẹp không gian sinh hoạt của người Nhật. Ở bước này, người Nhật chia làm ba mức độ để xem xét mức độ quan trọng của đồ vật, cụ thể:

      - Cần thiết: Là những vật dụng bạn vẫn đang dùng hàng ngày, còn hữu dụng và có thể tiếp tục sử dụng trong quá trình sinh hoạt. 

      - Không cần thiết: Là những vật dụng quá lâu bạn không sử dụng và không còn phù hợp với nhu cầu hiện tại của bạn. 

      - Đồ lưu niệm: Là những món đồ bạn được tặng, tuy có thể không có nhiều giá trị sử dụng nhưng mang lại ý nghĩa về tinh thần rất lớn. 

      ap-dung-quy-tac-5s-cua-nguoi-nhat-de-can-ho-luon-sach-dep-gon-gang-onehousing-2

      Sàng lọc là bước không thể bỏ qua trong một chu trình thiết kế lại căn hộ (Nguồn: Znews)

      Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý tiến hành việc sàng lọc theo từng khu vực, điều này giúp bạn nhận ra mức độ tích trữ đồ dùng không cần thiết của bạn, từ đó bạn có thể hạn chế phung phí những khoản tiền vào vật dụng không cần thiết.

       

      S2 - “Seiton”: Sắp xếp

      Đọc tiếp

      Sau khi đã thực hiện sàng lọc, công việc tiếp theo của bạn chính là sắp xếp (seiton) lại đồ vật để căn nhà trở về trật tự vốn có. Với những đồ dùng cần thiết, bạn có thể sắp xếp theo công dụng, tính năng và mức độ sử dụng để trong quá trình sinh hoạt, việc tìm kiếm vật dụng sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đối với các đồ vật không còn cần thiết, bạn có thể mang đi thanh lý, mang đi cho hoặc đi quyên góp để tạo ra nhiều giá trị cho cộng đồng. 

      Còn đối với đồ lưu niệm, bạn hãy nhớ câu nói của nữ tác giả Marie Kondo: “Dù một số món đồ không hữu ích nhưng hãy giữ lấy nó, nếu nó mang lại cho bạn cảm giác hạnh phúc và khiến bạn mỉm cười”. Những món đồ lưu niệm có thể không có nhiều giá trị sử dụng, nhưng đó vẫn là một minh chứng cho những kỷ niệm đẹp mà bạn đã trải qua. Bạn có thể cắt vào thùng carton và để trong góc nhỏ của căn nhà, thi thoảng mang ra ôn lại kỉ niệm cùng bạn bè và người thân. 

      ap-dung-quy-tac-5s-cua-nguoi-nhat-de-can-ho-luon-sach-dep-gon-gang-onehousing-3

      Sắp xếp các đồ dùng theo trình tự sẽ giúp quá trình sinh hoạt của bạn trở nên dễ dàng hơn (Nguồn: aFamily)

      S3 - “Seiso”: Làm sạch

      Làm sạch - Seiso là một công việc bỏ qua khi bạn muốn dọn dẹp lại căn nhà của mình. Việc làm sạch cần tiến hành đặc biệt ở những nơi có không gian lưu trữ, những nơi bạn thường không chú ý đến nhằm loại bỏ bụi bẩn, mạng nhện cùng sự hiện diện của một số loài vật như gián, bọ, phân chuột,... Qua đó trả lại không gian trong lành, thoáng đãng và sạch sẽ vốn có của ngôi nhà. 

      ap-dung-quy-tac-5s-cua-nguoi-nhat-de-can-ho-luon-sach-dep-gon-gang-onehousing-4

      Việc làm sạch nhà cửa cần tiến hành thường xuyên để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình (Nguồn: Nhà sạch 5S)

      Ngoài ra ở các không gian sinh hoạt chung thường xuyên như phòng tắm, phòng bếp, phòng khách và phòng ngủ, bạn cũng cần vệ sinh thường xuyên để hạn chế nấm mốc vào thời điểm chuyển giao mùa; qua đó giảm thiểu tối đa những tác hại của nấm mốc và bảo vệ sức khỏe của người thân trong gia đình. 

      S4 - “Seiketsu”: Săn sóc

      Săn sóc - Seiketsu được hiểu là các công việc liên quan đến gìn giữ sự sạch sẽ và gọn gàng của ngôi nhà bền lâu. Điều này yêu cầu bạn rèn luyện một số thói quen tốt như chăm chỉ vệ sinh nhà cửa, để đồ đạc đúng nơi quy định,... Bên cạnh đó, việc săn sóc ngôi nhà cũng giúp bạn hạn chế việc bỏ một khoản tiền để mua thêm những vật dụng không cần thiết hoặc tích trữ đồ trong tủ, gây lãng phí và chật nhà. 

      S5 - “Shitsuke”: Sẵn sàng

      Sẵn sàng - Shitsuke là bước cuối cùng trong chu trình giữ căn nhà luôn gọn gàng và sạch sẽ của người Nhật. Công việc này có ý nghĩa luôn muốn nhắc bạn về việc thực hiện 4S trên một cách tự giác và sẵn sàng, không phụ thuộc vào sự thúc giục người những người khác. 

      Đồng thời, nếu duy trì S5 trong một khoảng thời gian nhất định thì bạn sẽ hình thành được lối sống ngăn nắp, sạch sẽ. Thông qua đó, bạn có thể lan tỏa thói quen tốt, tích cực này tới nhiều người xung quanh để nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội và cộng đồng. 

      ap-dung-quy-tac-5s-cua-nguoi-nhat-de-can-ho-luon-sach-dep-gon-gang-onehousing-5

      Đừng biến việc dọn nhà thành một áp lực mỗi cuối tuần (Nguồn: ELLE Man)

      Trên đây là những thông tin cơ bản về bộ quy tắc 5S nổi tiếng của người Nhật để giữ cho căn nhà luôn gọn gàng và sạch sẽ. Mong rằng bài viết sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn các phương pháp mà người Nhật áp dụng để thiết kế căn hộ, qua đó hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình và toàn xã hội. 

      Xem thêm

      6 sai lầm trang trí khiến nhà bạn giảm giá trị khi bán dù đã đầu tư thiết kế cải tạo

      Muốn bán căn hộ 90m2 3 phòng ngủ, nên thiết kế thế nào để không bị mất giá?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K