Kế hoạch tài chính cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý tài chính, cũng như định hình tương lai tài chính của mỗi người. Tuy nhiên, có những sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau!
Một sai lầm mọi người thường gặp là thiếu kế hoạch chi tiêu cụ thể. Nếu bạn không hiểu rõ mình đang chi tiêu vào những gì và với mục đích như thế nào, việc quản lý tài chính sẽ trở nên rất khó khăn và rắc rối. Do đó, hãy tạo một kế hoạch chi tiêu chi tiết và tuân thủ nó để đảm bảo kiểm soát tốt hơn về tài chính cá nhân.
Sau đây là một số cách giúp bạn có thể lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân dễ dàng:
Lập kế hoạch chi tiêu rõ ràng và hiệu quả (Nguồn ảnh: Bách hóa Xanh)
Kế hoạch tài chính và chi tiêu không cần được điều chỉnh linh hoạt theo thời gian. Thế nhưng, một sai lầm phổ biến là không điều chỉnh kế hoạch tài chính khi có sự thay đổi trong tình hình tài chính cá nhân, gia đình hoặc kinh tế quốc gia. Hãy định kỳ xem xét, điều chỉnh kế hoạch tài chính của bạn để đảm bảo phù hợp với tình hình hiện tại và mục tiêu tài chính.
Bạn có thể sử dụng các công cụ như bảng tính hay các ứng dụng quản lý tài chính, hoặc giấy bút, sổ ghi chép để ghi lại số tiền bạn đã chi tiêu, sau đó so sánh với ngân sách đã đặt ra và điều chỉnh lại nếu cần.
Một sai lầm nguy hiểm mà nhiều người không chú ý đó là không đặt mục tiêu tiết kiệm và không có kế hoạch để tích lũy tiền. Việc tiết kiệm giúp bạn xây dựng quỹ dự phòng cho những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như mất việc làm, gặp những sự cố sức khỏe hoặc sự cố tài chính bất ngờ.
Sở hữu một quỹ dự phòng cho bản thân sẽ giúp bạn tránh phải vay nợ hoặc rơi vào tình huống tài chính khó khăn khi xảy ra sự cố. Không chỉ vậy, có khoản tiết kiệm cũng đồng nghĩa với việc mở ra cơ hội để đầu tư và tăng giá trị tài chính của mình. Bằng cách tích lũy và đầu tư tiền, bạn hoàn toàn có thể tạo ra nguồn thu nhập bổ sung, đạt được lợi suất và trở nên mạnh mẽ trong tài chính hơn. Đầu tư có thể bao gồm mua cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư, bất động sản hoặc các công cụ tài chính khác phù hợp với mục tiêu, kiến thức và hiểu biết của bạn.
Thiếu việc tiết kiệm tiền cho tương lai (Nguồn ảnh: Kênh 14)
Đây là một sai lầm lớn mà nhiều người đã mắc phải. Bảo hiểm là công cụ quan trọng giúp bảo vệ bạn khỏi rủi ro tài chính và đảm bảo an ninh tài chính cho gia đình.
Hãy xem xét đến việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm tài sản phù hợp với bạn:
Mua sắm cảm tính và không cân nhắc đến nguồn tài chính là một sai lầm thường gặp. Thay vào đó, bạn nên tập trung vào trải nghiệm và giá trị thực sự của sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn muốn mua đem lại. Đồng thời, bạn cần cân nhắc và chú ý các yếu tố như chất lượng, sự tiện lợi, sự bền vững và đóng góp thực tế của nó vào cuộc sống của bạn. Hãy đặt mục tiêu mua sắm thông minh, xem xét sản phẩm kỹ lưỡng trước khi mua sắm và đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng tài chính để đáp ứng nhu cầu mua sắm của bản thân.
Mua sắm thiếu kiểm soát tài chính cá nhân (Nguồn ảnh: VietnamNet)
Đặt ưu tiên trả nợ là một yếu tố quan trọng trong thiết lập kế hoạch tài chính cá nhân. Nếu bạn không quản lý tốt nợ, nợ có thể ảnh hưởng xấu đến tình hình tài chính của bạn. Phần lãi suất tích lũy và nợ ngày một tăng lên có thể gây áp lực tài chính khổng lồ cho bạn. Vì thế, hãy tìm cách quản lý và giảm thiểu nợ một cách hiệu quả để đạt được sự ổn định và cân bằng tài chính.
Để tăng giá trị tài chính cá nhân, nhiều người xem xét và quyết định đầu tư. Tuy nhiên, đầu tư không hiệu quả cũng có thể tạo ra những hậu quả tiêu cực. Bạn cần chú ý một vài điều sau:
Nghiên cứu và học hỏi: Trước khi đầu tư, cần nắm vững kiến thức về các loại tài sản và các loại công cụ đầu tư khác nhau. Tìm hiểu về cách sử dụng, các nguyên tắc cơ bản, chiến lược đầu tư và các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường giúp bạn đưa ra những quyết định đầu tư có căn cứ và thông minh hơn.
Đánh giá rủi ro và thu nhập: Khi hiểu rõ mức độ rủi ro và mức thu nhập có thể đạt được từ các loại đầu tư bạn có thể chấp nhận và tìm kiếm các cơ hội đầu tư phù hợp với tài chính và mục tiêu đầu tư của bạn.
Ngoài ra, nếu khách hàng mong muốn đầu tư vào thị trường bất động sản nhưng chưa có đủ nguồn vốn, nguồn tài chính cá nhân, có thể tham khảo thêm về giải pháp vay mua nhà của Techcombank.
Ngân hàng Techcombank hiện đang cung cấp giải pháp vay mua nhà linh hoạt để khách hàng có thể đầu tư vào bất động sản mà không cần có nguồn vốn, nguồn tài chính cá nhân đầy đủ. Techcombank đảm bảo mức lãi suất cạnh tranh và chính sách linh hoạt với lãi suất cố định chỉ từ 10.5% mỗi năm và khả năng giảm trừ lãi suất vay lên đến 1.2% mỗi năm trong giai đoạn thả nổi tùy thuộc đối với từng nhóm khách hàng.
Techcombank cam kết phí trả nợ trước hạn chỉ từ 0.5% đến 1% mỗi năm và miễn phí từ năm thứ 6 trở đi, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và tối ưu đầu tư trong quá trình trả góp, trả nợ.
Giải pháp vay mua nhà linh hoạt tại Techcombank (Nguồn ảnh: Bnews)
Mỗi người trong chúng ta đều có một tình hình tài chính riêng và cần xây dựng kế hoạch tài chính cho phù hợp với tình huống cá nhân. Nếu gặp khó khăn, bạn có thể tìm hiểu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia để giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả!
Xem thêm
Mua nhà có nên chờ sau khi Luật Đất đai có hiệu lực?
Techcombank cho vay mua nhà: Phí phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu?
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn