6 bước để có quỹ dự phòng dễ áp dụng, giúp người trẻ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn

      6 bước để có quỹ dự phòng dễ áp dụng, giúp người trẻ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn

      Onehousing image
      4 phút đọc
      25/03/2024
      Bạn đang muốn sở hữu một quỹ dự phòng tài chính cá nhân. Cùng tìm hiểu 6 bước giúp bạn có thể quản lý tài chính cá nhân tốt nhất qua bài viết sau!

      Một trong những phương pháp hiệu quả để bảo vệ tài chính cá nhân và đối phó với những biến động không mong muốn là việc xây dựng quỹ dự phòng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cảm thấy khó khăn khi bắt đầu quy trình này. Vì vậy, trong bài viết này, hãy cùng khám phá 6 bước đơn giản nhưng hiệu quả để có được quỹ dự phòng dễ áp dụng. Từ đó giúp người trẻ quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh và hiệu quả hơn.

      Quỹ dự phòng là gì?

      Trong việc quản lý tài chính cá nhân, quỹ dự phòng là một khoản tiền được dành ra và tích lũy để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc các tình huống không mong muốn khác. Đây là một phần của chiến lược tài chính cá nhân để bảo vệ khỏi các biến động không lường trước trong cuộc sống, như mất việc làm, chi phí sửa chữa đột xuất, chi phí y tế, hoặc thậm chí là mất thu nhập do tai nạn hoặc bệnh tật.

      Quỹ dự phòng có thể được xem như một lối thoát an toàn, giúp người quản lý tài chính cảm thấy an tâm và tự tin hơn trong việc đối mặt với những tình huống khó khăn và không mong đợi. Điều quan trọng là đảm bảo quỹ dự phòng luôn được duy trì và cập nhật đều đặn để đáp ứng được mọi nhu cầu khẩn cấp mà người quản lý tài chính có thể gặp phải.

      6-buoc-de-co-quy-du-phong-de-ap-dung-giup-nguoi-tre-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-tot-hon-anh1

      Quỹ dự phòng là gì trong việc quản lý tài chính cá nhân (Nguồn AIA)

       

      Bạn cần bao nhiêu tiền để tạo quỹ dự phòng?

      Đọc tiếp

      Các chuyên gia tài chính đề xuất rằng bạn nên dành một khoản tiền tương đương với chi phí sinh hoạt thiết yếu trong khoảng thời gian từ 3 đến 6 tháng.

      Bạn có thể bắt đầu với một số tiền nhỏ và dần dần tích lũy lên. Khi thời gian trôi qua, bạn sẽ có đủ tiền trong quỹ dự phòng của mình. Hãy tưởng tượng khi bạn tích lũy đủ tiền để có quỹ dự phòng tương đương từ 6 đến 12 tháng chi phí sinh hoạt thiết yếu, bạn sẽ cảm thấy an tâm hơn. Ngay cả khi bạn mất việc làm, tình trạng này cũng sẽ không làm bạn lo lắng quá nhiều.

      6 bước để có quy dự phòng dễ áp dụng trong quản lý tài chính cá nhân

      Nếu tuân theo 6 bước lập quỹ tiết kiệm dự phòng dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu của mình.

      Phân tích chi tiêu hàng tháng

      Hãy bắt đầu bằng việc phân tích kỹ lưỡng và ghi chép chi tiêu hàng tháng của bạn. Xem xét tất cả các khoản chi, bao gồm chi tiêu cố định như tiền thuê nhà, hóa đơn tiện ích, chi phí sinh hoạt hàng ngày, cũng như chi tiêu không đều như giải trí, ăn uống nhà hàng, và tiền tiêu vặt. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của mình.

      6-buoc-de-co-quy-du-phong-de-ap-dung-giup-nguoi-tre-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-tot-hon-anh2

      Phân tích chi tiêu hàng tháng (Nguồn Prudential)

      Xác định mục tiêu cho quỹ dự phòng

      Dựa trên phân tích trên, xác định mục tiêu cụ thể cho quỹ dự phòng của bạn. Mức tiền này đủ để chi tiêu trong khoảng 3 đến 6 tháng nếu bạn gặp phải tình huống khẩn cấp như mất việc làm hoặc chi phí y tế đột xuất.

      Bắt đầu với những khoản nhỏ

      Dù chỉ là một số tiền nhỏ, bắt đầu tích lũy cho quỹ dự phòng ngay từ bây giờ. Cố gắng cắt giảm những khoản chi không cần thiết và dành phần tiết kiệm được cho quỹ dự phòng.

      6-buoc-de-co-quy-du-phong-de-ap-dung-giup-nguoi-tre-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-tot-hon-anh3
      Bắt đầu tạo quỹ dự phòng với những khoản nhỏ (Nguồn Timo)

      Cân nhắc tình huống xấu có thể xảy ra

      Hãy luôn có ý thức về những tình huống xấu có thể xảy ra trong cuộc sống và tính toán chi phí tiền mặt cụ thể cho những trường hợp đó. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định tài chính thông minh hơn.

      Mở tài khoản riêng cho quỹ dự phòng

      Để quản lý tiền dễ dàng hơn, hãy mở tài khoản ngân hàng hoặc một khoản tiết kiệm riêng cho quỹ dự phòng. Điều này giúp bạn phân loại tiền một cách rõ ràng và tránh việc sử dụng tiền tiết kiệm cho mục đích khác.

      Ưu tiên tiết kiệm cho quỹ dự phòng

      Hãy đặt việc tiết kiệm quỹ dự phòng lên hàng đầu trong kế hoạch tài chính của bạn. Đây là một khoản tiết kiệm quan trọng giúp bảo vệ tài chính cá nhân của bạn trong tương lai.

      6-buoc-de-co-quy-du-phong-de-ap-dung-giup-nguoi-tre-quan-ly-tai-chinh-ca-nhan-tot-hon-anh4
      Ưu tiên tiết kiệm cho quỹ dự phòng (Nguồn Trợ lý tài chính)

      Những điều nên và không nên làm khi xây dựng quỹ dự phòng

      Khi xây dựng quỹ dự phòng, có những điều bạn nên và không nên làm để đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của quỹ dự phòng

      Nên làm

      Không nên làm

      Trích một khoản cố định mỗi tháng

      Dùng quỹ dự phòng cho những khoản không nằm trong danh sách khẩn cấp đã đề ra

      Thực hiện đều đặn

      Cảm thấy áp lực

      Tách bạch quỹ dự phòng với những chi phí khác

      Đầu tư quá mức vào quỹ dự phòng

      Liệt kê rõ ràng những tình huống cần sử dụng quỹ dự phòng

      Sử dụng quỹ dự phòng như một khoản tiết kiệm

      Trên đây là 6 bước để bạn có một quỹ dự phòng dễ áp dụng, giúp người trẻ quản lý tài chính cá nhân tốt hơn. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích trong cuộc sống của bạn.

      Xem thêm

      7 sai lầm thường gặp khi xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân

      4 lợi thế khi có kế hoạch tài chính tốt

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương