Ngoài khả năng hấp thụ CO2 và bụi bẩn hiệu quả, quá trình quang hợp của cây xanh còn góp phần điều hòa nhiệt độ, giúp không gian xung quanh trở nên thoáng đãng và mát mẻ hơn. Đó cũng chính là lý do tại sao nhiều người thích đặt cây xanh trong nhà, đặc biệt là vào mùa hè oi bức. Sau đây, hãy cùng OneHousing điểm danh ngay 5 loại cây được ví như máy làm mát không khí thích hợp để trồng trong nhà, đồng thời tìm hiểu công dụng và ý nghĩa phong thủy của chúng.
Đặt cây cảnh trong nhà mang lại rất nhiều lợi ích (Nguồn: Koji Landscape)
Cây xanh được xem là máy lọc không khí tự nhiên và hiệu quả. Ngoài khả năng hấp thụ CO2 và nhả ra O2, khi quang hợp cây xanh cũng đồng thời loại bỏ luôn bụi bẩn và các loại độc tố có hại cho sức khỏe lơ lửng trong không khí.
Bên cạnh đó, trong cuộc sống hàng ngày, con người vẫn thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố gây hại như: bức xạ phát ra từ thiết bị điện tử, bụi mịn hay các hóa chất có mùi bám trên những món đồ nội thất mới. Trong trường hợp này, cây xanh có khả năng hấp thụ chúng và trả lại bầu không khí trong lành cho ngôi nhà của bạn.
Trong một không gian với toàn những món đồ nội thất cứng nhắc từ gỗ, đá, kim loại hay kính, sự xuất hiện của cây cối xanh tươi sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên mềm mại và có sức sống hơn.
Cây xanh phù hợp với mọi phong cách thiết kế nội thất, từ hiện đại, sang trọng, cổ điển đến tối giản. Chỉ cần khéo léo một chút trong cách sắp xếp đồ đạc và cây cối là bạn đã có một không gian sống vừa đẹp, vừa tiện nghi.
Chẳng hạn, nếu có ban công, sân thượng hay một khoảng vườn nhỏ, bạn có thể bố trí một khu vườn với nhiều loại cây xanh và tận dụng đó làm nơi ngồi thư giãn, uống trà chiều. Ngược lại, nếu sống ở chung cư cao tầng với không gian bị giới hạn, bạn chỉ cần đặt một vài chậu cây trong góc nhà, trên bệ cửa sổ hoặc bàn bếp là đủ.
Cây xanh có khả năng hấp thụ độc tố và điều hòa luồng khí tù đọng trong các góc tối của ngôi nhà. Do đó, nếu phong thủy căn nhà của bạn không được tốt, bạn có thể đặt một vài chậu cây xanh ở cửa hoặc các góc phòng để loại bỏ những nguồn năng lượng tiêu cực.
Chưa kể, khi được sống trong một không gian thoáng đãng, trong lành và mát mẻ, tâm trạng của bạn chắc chắn cũng sẽ được cải thiện tốt hơn.
Khi đặt những chậu cây xanh lớn, có tán lá rộng cạnh khu vực ban công hoặc cửa sổ, chúng sẽ đóng vai trò như một “rèm” che nắng tự nhiên, ngăn cản bức xạ mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng.
Ngoài ra, hoạt động sản xuất O2 của cây xanh cũng sẽ phần nào khiến nhiệt độ xung quanh giảm xuống đáng kể, giúp người ngồi trong nhà cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn, đặc biệt là vào mùa hè oi bức.
Nhà chung cư có nên dán phim cách nhiệt lên kính để chống nóng không?
Dưới đây là 5 loại cây được ví như máy làm mát không khí, thích hợp nhất để đặt trong nhà mà bạn có thể tham khảo.
Cau cảnh (hay cau kiểng vàng) có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, được trồng rất phổ biến tại Việt Nam nói riêng và toàn Đông Nam Á nói chung. Loại cây này có chiều cao từ 0.7 - 2m, thân cây màu vàng ngả xanh, được chia thành nhiều đốt ngắn giống thân dừa cảnh.
Cây cau cảnh (Nguồn: Vườn cây Việt)
Với những tán lá xanh mướt, mềm mại, cây cau cảnh có khả năng lọc và làm ẩm không khí tự nhiên. Nó có thể loại bỏ được hầu hết các chất độc hại như benzen, formaldehyde hay trichloroethylene đến từ các món đồ nội thất mới mua về.
Bên cạnh đó, nhiều người còn thích đặt chậu cau cảnh trong nhà vì theo phong thủy, dáng đứng thẳng cùng tán lá rộng của cây đại diện cho sự che chở. Chúng tạo ra vận khí tốt, ngăn chặn luồng năng lượng xấu vào nhà, từ đó mang lại cảm giác an toàn và xóa tan phiền muộn cho gia chủ.
Lưỡi hổ thuộc loài cây thân mềm, mọng nước, có tên khoa học là Sansevieria trifasciata. Loại cây này có chiều cao chỉ từ 50 - 60cm, phiến lá bẹt, nhọn như những mũi giáo hướng thẳng lên trời.
Trong quan niệm của cả người phương Đông và phương Tây, cây lưỡi hổ là biểu tượng của sự hiên ngang, mạnh mẽ, rất hiệu quả trong việc trừ tà và đẩy lùi những nguồn năng lượng xấu. Do đó, việc trồng lưỡi hổ trong hoặc quanh nhà sẽ giúp bảo vệ cả gia đình khỏi vận xui, đồng thời mang lại nhiều may mắn và tài lộc cho gia chủ.
Cây lưỡi hổ (Nguồn: Vườn hoa Không Gian Xanh)
Về mặt sinh học, cây lưỡi hổ đặc biệt vì có khả năng hấp thụ CO2 và nhả ra O2 cả ngày lẫn đêm. Vì vậy, bạn có thể thoải mái đặt lưỡi hổ tại mọi vị trí trong nhà, thậm chí là đặt ngay tại tủ đầu giường ở phòng ngủ. Khi quang hợp, lưỡi hổ nhả O2 đồng thời hút bụi bẩn trong không khí sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn.
Cây trầu bà còn có rất nhiều tên gọi khác như vạn niên thanh leo, cây hoàng kim, cây thạch cam tử hay cây hoàng tam diệp. Cây có nguồn gốc từ Indonesia với tên khoa học là Epipremnum aureum.
Trầu bà là loài cây dây leo, thân mềm, lá hình trái tim khá dày và mọng nước. Sức sống của trầu bà rất mãnh liệt, nhưng trầu bà lại không ưa ánh sáng, thích bóng râm và phát triển tốt nhất trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Nhờ vào đặc điểm này, trầu bà được xem là loại cây cảnh được sử dụng nhiều nhất trong trang trí nội thất ở Việt Nam.
Cây trầu bà (Nguồn: Bách hóa Xanh)
Bên cạnh vai trò tô điểm thêm sắc xanh cho ngôi nhà, trầu bà còn có thể hấp thu các loại khí độc như khói thuốc, benzen, khí thải động cơ hoặc bức xạ đến từ các thiết bị điện tử, trả lại cho ngôi nhà không gian trong lành, mát mẻ.
Tuy nhiên, trong lá và thân của trầu bà lại có chứa chất Calcium oxalate, là một loại chất độc có thể gây tiêu chảy, buồn nôn hoặc bỏng rát niêm mạc khi ăn phải. Do đó, nếu trồng trầu bà trong nhà, bạn cũng cần lưu ý đặt cây ở nơi trẻ nhỏ không thể với tới.
Ngọc bích, hay sen đá ngọc bích, là loài cây thân thảo có nguồn gốc từ Nam Phi. Kích thước của cây không lớn, chỉ cao từ 40 - 50cm. Lá cây tròn nhỏ, xanh đậm, mọng nước và mọc đối xứng qua thân trụ giống như một xâu tiền xu. Đó là lý do tại sao trong phong thủy, sen đá ngọc bích lại đại diện cho tiền bạc và tài lộc đến với gia chủ.
Sen đá ngọc bích (Nguồn: Kênh 14)
Tương tự như các loài cây đã đề cập kể trên, sen đá ngọc bích cũng có khả năng lọc bụi bẩn và chất độc trong không khí. Tuy nhiên, vì kích thước nhỏ mà hiệu quả lọc của ngọc bích không được tốt như những loài cây khác.
Bù lại, sen đá ngọc bích lại có thể hấp thụ một lượng lớn năng lượng điện từ đến từ các thiết bị điện tử. Do đó, đặt một vài chậu ngọc bích trên bàn làm việc chắc chắn sẽ là lựa chọn không thể hợp lý hơn.
Cây lá bỏng, hay còn được gọi với cái tên khác quen thuộc hơn là cây sống đời, được trồng rất nhiều ở khu vực Châu Á, Thái Bình Dương và vùng biển Caribe.
Cây sống đời thuộc loại thực vật thân thảo, có khả năng phân nhánh mạnh và sinh trưởng tốt. Cũng giống sen đá ngọc bích, cây sống đời có lá mọng nước. Tuy nhiên, lá cây sống đời lại to bản hơn, mọc ra từ các cành nhỏ đối xứng trên thân cây trụ tròn.
Cây sống đời (Nguồn: Cafeland)
Hầu hết mọi người khi nhắc tới cây sống đời đều sẽ nghĩ ngay đến những tác dụng với sức khỏe như chữa bỏng, chữa dị ứng, đau lưng, mỏi lưng hay đau vai gáy. Tuy nhiên, cây còn có khả năng thanh lọc không khí hiệu quả. Lá cây sẽ hấp thụ hết những loại chất động hại trong không khí như benzen, formaldehyde và trichloroethylene, giúp không khí trong nhà trở về trạng thái trong lành, sạch sẽ và thoáng mát.
Trên đây là toàn bộ lợi ích của việc trồng cây trong nhà và gợi ý 5 loại cây được ví như máy lọc không khí, nên trồng để giảm nhiệt độ phòng vào mùa hè. Hy vọng những thông tin OneHousing cung cấp trong bài sẽ hữu ích với bạn.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm:
4 mẹo làm mát cho cư dân ở chung cư khi mất điện
Cách làm mát nhà chung cư đơn giản ngày hè, đề phòng mất điện