10 tiêu chí giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp

      10 tiêu chí giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp

      Onehousing image
      10 phút đọc
      18/06/2024
      Chỉ tiêu sức khỏe tài chính doanh nghiệp giúp xác định rõ các điểm mạnh và yếu từ đó đưa ra các chiến lược điều chỉnh để đạt được mục tiêu. Tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau!

      Đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp là một phần quan trọng trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp. Đây là cơ sở để nhà quản trị đưa ra các chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại và tương lai. Để đảm bảo quản lý hiệu quả bạn nên áp dụng 10 tiêu chí doanh nghiệp sau để hoạt động kinh doanh trở nên tối ưu nhất.

      Sức khỏe tài chính doanh nghiệp là gì?

      Đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp là quá trình cực kỳ quan trọng để định hướng cho tương lai của công ty. Quá trình này không chỉ đơn thuần là việc xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp, mà còn hướng tới việc phân tích các yếu tố tích cực và tiêu cực, các điểm mạnh và điểm yếu của công ty. Mục tiêu của việc đánh giá này là để định rõ các mục tiêu hiện tại và từ đó xác định vị trí của nó trong thị trường.

      10-tieu-chi-giup-nha-dau-tu-danh-gia-suc-khoe-tai-chinh-cua-mot-doanh-nghiep-anh1

      Sức khỏe tài chính doanh nghiệp giúp định hướng tương lai cho công ty (Nguồn: MBA Andrews)

      Để thực hiện quá trình đánh giá một cách hiệu quả, không thể bỏ qua việc phân tích môi trường nội bộ của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh tổng thể, bao gồm cả yếu tố vĩ mô và vi mô. Những thông tin thu thập được từ quá trình đánh giá sẽ cung cấp cho nhà quản lý cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình thực tế của công ty; đồng thời giúp họ đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp nhằm nâng cao sức cạnh tranh và đạt được các mục tiêu chiến lược dài hạn của doanh nghiệp.

      Đánh giá sức khỏe tài chính là một công cụ mạnh mẽ giúp cho việc quản lý doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn và đem lại sự bền vững cho sự phát triển của doanh nghiệp.

       

      Tại sao cần đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp?

      Đọc tiếp

      Một doanh nghiệp khỏe mạnh có vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng cho tất cả các bên liên quan. Vì vậy, việc đánh giá sức khỏe của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

      Quá trình đánh giá sức khỏe doanh nghiệp mang lại nhiều lợi ích đáng kể, giúp xác định các điểm mạnh và cách duy trì chúng. Ngoài ra, đánh giá còn phát hiện điểm yếu và tìm cách khắc phục, hoặc kiểm soát để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững.

      10-tieu-chi-giup-nha-dau-tu-danh-gia-suc-khoe-tai-chinh-cua-mot-doanh-nghiep-anh2

      Đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp giúp xác định điểm mạnh để duy trì (Nguồn: Lamketoan)

      Việc đánh giá cũng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về môi trường bên ngoài, nhận diện các cơ hội và chuẩn bị cho các xu hướng trong tương lai. Nó phát hiện những rủi ro tiềm ẩn mà ngành kinh doanh có thể đối mặt, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

      Không chỉ vậy, đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp còn cung cấp thông tin về tình hình tài chính và dòng tiền của công ty, đảm bảo tính minh bạch và sự ổn định tài chính. Hoạt động này cũng giúp xác định uy tín tín dụng và cách tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp, từ đó quản lý được chi phí tài chính một cách hiệu quả.

      Hơn nữa, việc đánh giá sức khỏe doanh nghiệp giúp nhà quản lý hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận; từ đó điều chỉnh chiến lược kinh doanh một cách khoa học và hiệu quả. Cuối cùng, nó còn hỗ trợ quản lý con người và văn hóa tổ chức, giúp duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng cũng như phát triển kế hoạch bán hàng và marketing của doanh nghiệp.

      10 tiêu chí giúp nhà đầu tư đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp

      Chỉ tiêu doanh thu

      Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất đối với mọi doanh nghiệp. Đây là một trong ba trụ cột cơ bản mà các chủ doanh nghiệp cần quan tâm, bao gồm doanh thu, lợi nhuận và dòng tiền. Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo nguồn tài chính để chi trả các chi phí cố định, chi phí văn phòng và các khoản chi phí khác.

      Đặc biệt, đại dịch Covid-19 đã có tác động mạnh mẽ lên doanh thu của nhiều doanh nghiệp, làm giảm nguồn thu và gây ra những thiệt hại nghiêm trọng. Điều này nhấn mạnh rằng, để tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một nguồn doanh thu ổn định và đủ lớn.

      Chỉ tiêu lợi nhuận

      Lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Đây là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh và phản ánh mức độ hiệu quả của chúng. Dù có doanh thu cao đến đâu, nếu lợi nhuận là âm, điều đó cũng chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh không đem lại lợi ích thực sự.

      Trong quá trình vận hành doanh nghiệp, việc quản lý và tối ưu hóa lợi nhuận là điều không thể thiếu. Đánh giá lợi nhuận không chỉ đơn giản là tính toán số tiền kiếm được, mà còn là cơ sở để đưa ra các quyết định chiến lược phù hợp và định hướng tương lai của doanh nghiệp.

      Đặc biệt, việc đánh giá lợi nhuận chịu vai trò quan trọng trong việc hình thành chiến lược kinh doanh, phát triển các kế hoạch hành động mới để tối đa hóa lợi nhuận. Điều này giúp doanh nghiệp đánh giá và điều chỉnh hiệu quả của các hoạt động kinh doanh, tinh chỉnh chiến lược, cải tiến quy trình và tối ưu hóa tài nguyên. Từ đó đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

      Chỉ tiêu dòng tiền  

      Quản lý dòng tiền đóng vai trò then chốt trong khả năng điều hành của một doanh nghiệp. Khi quản lý không tốt, dù có lợi nhuận nhưng việc chi tiêu không có sự sắp xếp có thể dẫn đến tình trạng thiếu tiền mặt, gây khó khăn trong thanh toán các chi phí cần thiết.

      10-tieu-chi-giup-nha-dau-tu-danh-gia-suc-khoe-tai-chinh-cua-mot-doanh-nghiep-anh3

      Xác định chỉ tiêu dòng tiền giúp biết được sức khỏe tài chính doanh nghiệp (Nguồn: Học viện quản lý PACE)

      Ngược lại, mặc dù dòng tiền được quản lý tốt, nhưng nếu hoạt động kinh doanh không hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận vẫn không thể đảm bảo sự thành công dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, CEO và chủ doanh nghiệp cần nắm rõ các chỉ số tài chính để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty và đưa ra các biện pháp phù hợp. Việc này giúp đảm bảo quản lý tài chính hiệu quả và đưa doanh nghiệp vượt qua mọi thử thách, đạt được sự phát triển bền vững trong thời gian dài.

      Chỉ số lợi nhuận biên

      Công thức tính lợi nhuận biên là Lợi nhuận biên = Lãi gộp / Doanh thu thuần. Lãi gộp được tính bằng cách trừ chi phí vốn hàng bán từ doanh thu thuần. Tỷ số này cung cấp thông tin về số đồng lợi nhuận gộp mà doanh nghiệp thu được từ mỗi 100 đồng doanh thu thuần. Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý chi phí vốn của doanh nghiệp, cho biết liệu chi phí này đang có xu hướng tốt hay không.

      Lợi nhuận biên thường ổn định ở các doanh nghiệp ổn định, mặc dù có thể khác nhau giữa các ngành nghề. Điểm mạnh của chỉ số này là không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, do đó có thể so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề. Dữ liệu để tính lợi nhuận biên có thể được lấy từ các báo cáo kết quả kinh doanh hàng tuần, hàng tháng hoặc hàng quý.

      Tuy nhiên, cần lưu ý rằng lợi nhuận biên không nên so sánh trực tiếp giữa các ngành nghề khác nhau, do sự khác biệt về tính chất kinh doanh và cơ cấu chi phí vốn. Việc đánh giá lợi nhuận biên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về sức khỏe tài chính của mình và có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu quả kinh doanh.

      Chỉ số tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu

      Để đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp, chỉ số ROE (Return on Equity - Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) là một trong những chỉ số quan trọng được sử dụng. Công thức tính ROE là lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân. Vốn chủ sở hữu bình quân có thể được tính bằng nhiều cách khác nhau, từ giá trị đầu kỳ đến cuối kỳ, hoặc giá trị cuối kỳ chia cho số lần cần thiết (như 2, 4 hoặc 12) tùy theo yêu cầu chi tiết.

      ROE cho biết số đồng lợi nhuận được sinh ra từ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư chứng khoán. Một ROE cao hơn cho thấy doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao từ vốn chủ sở hữu. Mục tiêu của các doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận và quản lý hiệu quả vốn chủ sở hữu đã đầu tư. ROE cũng được sử dụng để so sánh hiệu quả giữa các doanh nghiệp, dù chúng không cùng ngành nghề.

      ROE cần đạt mức tối thiểu cao hơn lãi suất trung và dài hạn của ngân hàng thương mại để đảm bảo rằng đầu tư vào doanh nghiệp là lựa chọn lợi ích hơn việc gửi tiền vào ngân hàng. Điều này do đầu tư vào doanh nghiệp mang theo rủi ro cao hơn,thư ờng phải xếp sau các nghĩa vụ trả nợ của ngân hàng khi xác định lợi ích cho các chủ sở hữu.

      Hệ số nợ

      Công thức tính hệ số nợ đơn giản là Nợ phải trả chia cho Tổng nguồn vốn. Đối với các doanh nghiệp, việc đánh giá hệ số nợ là vô cùng quan trọng để theo dõi sự ổn định tài chính và khả năng thanh toán của họ. Đối với doanh nghiệp nhà nước, hệ số nợ không được vượt quá 75% theo quy định của Luật số 69 QH13. Đối với doanh nghiệp tư nhân, không có quy định cụ thể về hệ số nợ tối đa mà thường phụ thuộc vào từng ngân hàng cụ thể.

      Việc sử dụng đòn bẩy tài chính, tức sử dụng nợ, là một cách để doanh nghiệp tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc này cũng mang đến nhiều rủi ro. Ngân hàng có thể tăng hệ số nợ lên đến 80-85% đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh hiệu quả, nhưng đồng thời yêu cầu giảm hệ số nợ ngay lập tức đối với những doanh nghiệp không có hoạt động kinh doanh hiệu quả.

      Tỷ số sinh lời cơ sở (BEP)

      Tỷ số sinh lời cơ sở (BEP) là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp. Khác với ROE và ROA, BEP dựa trên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT), cho biết mỗi đồng vốn đầu tư chứng khoán sẽ sinh ra bao nhiêu lợi nhuận. Công thức tính BEP đơn giản là BEP = EBIT / Tổng nguồn vốn. Nếu BEP vượt qua chi phí sử dụng nợ vay bình quân, đó là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đang sử dụng tài chính một cách hiệu quả. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

      Khả năng thanh toán

      Khả năng thanh toán hiện hành (CR) là một chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại. Công thức tính CR đơn giản là: Tài sản ngắn hạn chia cho Nợ ngắn hạn. Chỉ số này đo lường khả năng mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

      Khi CR lớn hơn 1, điều đó cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Ngược lại, nếu CR nhỏ hơn 1, thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Do đó, CR là một chỉ số quan trọng để đánh giá tình trạng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp.

      Lưu chuyển tiền

      Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh đề cập đến sự chênh lệch giữa dòng tiền thu và chi của doanh nghiệp. Đánh giá khả năng thanh toán nợ không chỉ dừng lại ở chỉ số khả năng thanh toán hiện hành mà còn cần xem xét lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.

      Nếu lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh (dòng tiền thu - dòng tiền chi) là dương, điều đó cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Ngược lại, nếu lưu chuyển tiền là âm hoặc bằng không, đó là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ ngắn hạn. Do đó, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh là một chỉ số quan trọng khác cần được xem xét để đánh giá tình trạng tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

      Vòng quay hàng tồn kho

      Vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để đo lường hiệu quả quản lý hàng tồn kho, chúng ta sử dụng chỉ số vòng quay hàng tồn kho, được tính bằng tỷ lệ Giá vốn hàng bán chia cho Hàng tồn kho bình quân. Để đánh giá thời gian lưu kho trung bình, bạn có thể tính số ngày lưu kho bình quân bằng cách chia 30 hoặc 365 cho vòng quay hàng tồn kho tương ứng (theo tháng hoặc năm).

      Chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao, cho thấy hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng tốt và số ngày lưu kho bình quân sẽ giảm. Đây là thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp ước tính thời gian cần để nhập hàng mới và điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

      Các chỉ tiêu đo lường sức khỏe tài chính của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc hiểu biết sâu sắc về các chỉ tiêu đánh giá sức khỏe tài chính không chỉ hỗ trợ trong định hình chiến lược mà còn cung cấp cơ sở vững chắc để theo dõi sự phát triển của doanh nghiệp theo thời gian.

      Xem thêm 

      Làm cách nào giảm thiểu rủi ro, nâng cao lợi nhuận khi đầu tư chứng khoán

      Có nên sử dụng phương pháp Bottom - Up trong đầu tư chứng khoán

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương