Những bi kịch vỡ nợ ngân hàng có thể đến từ các sự cố: chủ nhà mất việc làm, chủ nhà cần tiền chữa bệnh và các vấn đề khác, các vấn đề nghiêm trọng xảy ra đối với ngôi nhà mà chủ nhà không đủ khả năng sửa chữa, ly hôn hoặc các nguyên nhân khác dẫn đến nợ tín dụng, giáo dục hoặc y tế.
Trường hợp quá thời hạn vay mà bạn không chịu trả, thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan công an hoặc tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết thủ tục tố tụng yêu cầu bạn trả lại số tiền vay.
Trường hợp bạn không có đủ tài sản để thanh toán khoản vay này, thì cơ quan tòa án sẽ tiến hành cưỡng chế tài sản, phong tỏa, đấu giá tài sản... của bạn để đảm bảo khoản vay của ngân hàng.
Ngay cả trong đời sống bình thường, những trường hợp bất khả kháng như đại dịch Covid vừa qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch vay mua nhà/trả tiền nợ hàng tháng của bạn.
Ảnh: freepik
Hãy đảm bảo rằng mình nắm được các thông tin sau:
Ngay khi hồ sơ ngân hàng được phê duyệt, bạn sẽ bước vào một “mối tình dai dẳng” trong quá trình trả nợ ngân hàng. Vì vậy cách tốt nhất là nên chuẩn bị trước khoản dự trữ để tránh áp lực mỗi tháng, khi mà ½ hoặc có khi ⅔ số tiền bạn kiếm được đều đưa vào trả nợ.
Lời khuyên của chuyên gia tài chính: Hãy đảm bảo bạn có ít nhất 30% giá trị căn hộ hãy bắt đầu quá trình vay mua nhà. Nếu không bạn sẽ bị dồn đuổi khi áp lực hết ân hạn nợ gốc tìm đến.
Các phương án dự phòng không chỉ là tiết kiệm tiền từ trước, mà bạn nên ngay lập tức có kế hoạch gia tăng thu nhập và cắt giảm chi tiêu các khoản không cần thiết.
Hãy suy nghĩ trước khi xuống tiền cho bất cứ món đồ/sự kiện nào trong giai đoạn này: Điều này có thực sự cần thiết hay không? Nếu không mua món đồ này, cuộc sống của bạn/gia đình có bị ảnh hưởng hay không? Nếu câu trả lời là Không, hãy mạnh dạn bỏ khoản chi đó ra khỏi danh sách chi tiêu mỗi tháng.
Mua nhà là một quyết định phức tạp, vì vậy hãy đảm bảo rằng mình kiểm soát được các yếu tố liên quan
Ảnh: freepik
Tổng thu nhập của gia đình bạn khoảng 30 triệu đồng/tháng, tức là bạn phải giữ lại tối thiểu 3 triệu đồng/tháng dành cho các trường hợp bất khả kháng. Số tiền này là cần để dành riêng như một khoản khác với chi tiêu hàng tháng, có thể gọi là quỹ dự phòng của gia đình. Những lúc cần thiết, đây sẽ là chiếc phao cho bạn - tất nhiên, quỹ dự phòng càng lớn thì mức độ an toàn của bạn càng cao.
Đừng nên vay tiền ở những tổ chức tài chính phi ngân hàng, nơi sẵn sàng cho bạn vay. Các khoản vay ở những địa chỉ này thường được giải quyết rất nhanh, không cần có người bảo lãnh và không cần giấy chứng nhận thu nhập. Các khoản vay này mạo hiểm hơn, có lãi suất, lệ phí cao hơn và các điều kiện xấu hơn khi bạn có vấn đề với việc thanh toán.
Và cuối cùng...
Mua nhà có thể là một cuộc chiến với nhiều người, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi vẫn đang bấp bênh với sự nghiệp của mình. Ngay cả trong đời sống bình thường, những trường hợp bất khả kháng như đại dịch Covid vừa qua cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch vay mua nhà/trả tiền nợ hàng tháng của bạn. Hãy có các phương án đề phòng ngay khi bạn có dự định “an cư lập nghiệp” để sống - làm việc đúng nghĩa, có động lực, hơn là trở thành gánh nặng của bản thân và cả gia đình.
Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết