Tự làm smarthome: vài chú ý trước khi “khởi sự”
Tự làm smarthome: vài chú ý trước khi “khởi sự”

Tự làm smarthome: vài chú ý trước khi “khởi sự”

18/11/202110 phút đọc

“Smarthome” hay “nhà thông minh” đang dần trở nên quen thuộc với người Việt Nam, đặc biệt là cư dân của các chung cư hiện đại. Việc tự mình thiết kế và lắp đặt một căn nhà thông minh cho chính mình và gia đình cũng trở nên dễ dàng hơn, miễn là bạn nắm được những nguyên tắc quan trọng sau đây.

Trần Quân
Trần Quân
OneHousing

Bạn có thể chưa từng nghĩ đến việc sẽ bật máy giặt từ xa, hay đổi chế độ tủ lạnh trên điện thoại của mình - thế nhưng chắc chắn bạn đã rất quen thuộc với việc xem camera từ xa qua phần mềm trên di động. Điều đó cho thấy, việc sử dụng các thiết bị thông minh trong mỗi gia đình đã ngày càng trở nên phổ biến. Không chỉ dừng lại ở các thiết bị lẻ, dần dần, nhu cầu đã “nâng cấp” thành kiến tạo cả một ngôi nhà “smart” hơn. Đặc biệt, với cánh đàn ông thì việc tự tay “hí hoáy” để tạo ra một cơ ngơi theo đúng ý mình là một hình thức “thể hiện” thú vị trước mặt bạn bè và “nửa kia”.

Sở hữu một căn nhà thông minh theo đúng ý mình luôn là một đích đến của các gia chủ ham mày mò

Ảnh: Build Magazine

Thực tế, với sự phát triển của các thiết bị gia dụng thông minh, việc kiến tạo một không gian theo đúng ý mình không còn là cảnh của bộ phim viễn tưởng. Bạn hoàn toàn có thể tự tay làm được, miễn là nắm được các nguyên tắc căn bản sau đây:

Nhà thông minh là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, một căn nhà thông minh là một căn nhà có các thiết bị thông minh, giúp cho gia chủ giải quyết ba việc chính:

  • Kiểm tra: giám sát trạng thái hoạt động của căn nhà, bao gồm các thành viên đến các chi tiết khác, như nhiệt độ trong nhà, cửa đang đóng hay mở, đèn tắt hay bật…
  • Điều khiển: thay đổi trạng thái hoặc động của hệ thống, bao gồm điều chỉnh nhiệt độ trong phòng, mở hoặc đóng cửa, tắt hoặc bật đèn…

Tự động hoá: giám sát và thay đổi trạng thái một cách tự động, như tự động tắt đèn khi không có người, tự động cảnh báo khi có người đột nhập, tự động khởi động các thiết bị theo thời gian hẹn trước…

Có rất nhiều lựa chọn cho thiết bị, tuy nhiên hãy tập trung hướng đến những gì bạn thực sự cần

Ảnh: Huawei

Và quan trọng hơn, một căn nhà thông minh là căn nhà đáp ứng được chính xác các nhu cầu của gia chủ. Nhiều người thường sử dụng các bộ kit có sẵn của các công ty cung cấp thiết bị, hoặc yêu cầu chủ đầu tư làm sẵn căn hộ thông minh theo mẫu, tuy nhiên cần nhớ rằng không có hai căn nhà giống hệt nhau, với thói quen sinh hoạt và nhu cầu y hệt. Chính vì vậy, một căn nhà thực sự giải quyết được nhu cầu của gia chủ mới được gọi là căn hộ thông minh.

Vậy bạn cần gì cho căn nhà thông minh?

Một hệ thống “thông minh” gia dụng về cơ bản sẽ bao gồm các thành tố sau:

  • Thiết bị đầu cuối - các công tắc, đèn, camera, khoá cửa, cảm biến…
  • Thiết bị kết nối các thiết bị đầu cuối - để tích hợp các thiết bị có giao thức khác nhau về chung một hệ thống quản lý (Hub hoặc Gateway)
  • Giao thức kết nối - để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau trong cùng một hệ thống (wifi, Zigbee hoặc Zwave…)

Kết nối internet/ đám mây - giúp gia chủ có thể điều khiển từ ngoài căn hộ.

Thực tế thì căn nhà “thông minh” sẽ cần nhiều hơn là một chiếc điện thoại có kết nối internet

Ảnh: The Economic Times

Nghe thì có vẻ phức tạp, tuy nhiên bạn có thể hiểu rất đơn giản: các thiết bị của bạn sẽ đến từ nhiều hãng khác nhau (đồng bộ cũng được, nhưng sẽ tốn nhiều chi phí hơn so với việc mua có lựa chọn), chính vì vậy sẽ đòi hỏi các yếu tố khác nhau để hoạt động. Các thiết bị kết nối sẽ giúp gom toàn bộ lại, sau đó thông qua một giao thức kết nối (với người mới bắt đầu, thường sẽ là wifi) và internet để người dùng có thể theo dõi điều chỉnh. 

Càng ít thiết bị thì hệ thống sẽ càng đơn giản, chính vì vậy, hãy tập trung vào những tính năng bạn thực sự cần và hay dùng đến trước khi nghĩ đến những cơ chế mang tính “biểu diễn” - ví dụ như việc kéo rèm bằng tiếng vỗ tay liệu có quan trọng?

Một căn nhà luôn phức tạp - bởi vậy, hãy đảm bảo tìm hiểu đầy đủ, dù chỉ là thay một chiếc công tắc thông minh vào chỗ của công tắc cũ

Ảnh: SmartHome VN

Bạn cần biết gì trước khi “khởi sự”?

Sau khi thực sự hiểu rõ những gì mình muốn, việc tiếp theo là bắt tay vào làm. Tuy nhiên, có vài điều bạn sẽ thực sự cần hiểu rõ trước khi làm mọi việc rối tung, hoặc bỏ cuộc giữa chừng. Hãy để tâm tới:

    • Hiện trạng căn nhà của bạn. Với các căn hộ kiểu cũ với hệ dây điện đi âm tường, bạn cần phải nắm rõ sơ đồ điện của nhà để có phương thức lắp đặt cho phù hợp, tránh trường hợp lắp thiết bị rồi lại đi dây xa tít mới tới nguồn điện. Hơn nữa, các công tắc thông minh cũng đòi hỏi đấu nối dây khá cẩn thận.
  • Tính năng các thiết bị. Thú vui lớn nhất của “DYI” chính là “nhặt đồ” - lựa chọn các thiết bị đến từ các hãng khác nhau để lắp ghép thành hệ thống, tuy nhiên việc này thường dẫn đến sự “vênh” về nền tảng kết nối và giao thức vận hành. Hãy thực sự hiểu rõ những gì bạn mua, và tìm ra giải pháp để có thể điều khiển chúng trên cùng một hệ thống.
  • Ngân sách và kế hoạch. Hãy cân đối chi phí: không chỉ là chi phí thiết bị, mà còn cả chi phí thực thi nữa. Bạn sẽ không muốn đào tung tường lên, và nhận ra rằng mình không muốn đầu tư nhiều đến thế cho việc sơn sửa bù đắp. Hãy đảm bảo rằng dù làm gì cũng đều nằm trong kế hoạch của bạn, để sở hữu căn nhà mong muốn một cách thoải mái nhất!

 

Bài viết này có ích với bạn? Chia sẻ ngay
Chia sẻ ý kiến đánh giá

Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết

Đăng ký email để nhận thông tin mới nhất, đồng ý với Chính sách bảo mật và chia sẻ thông tin của OneHousing
image
Tầng 1, Tòa văn phòng T26, KĐT Times City, 458 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1800 646 466
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate là thành viên của One Mount Group
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175.
Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn