Phong cách Tân cổ điển (Neoclassical) là gì?
Phong cách tân cổ điển theo nghĩa dễ hiểu là quá trình lược bỏ các chi tiết cầu kỳ, khá rườm rà của thiết kế nội thất cổ điển và có sự giản đơn trong việc hình thành các hoa văn, họa tiết. Thông thường, tân cổ điển sẽ có màu sắc theo hướng kiến trúc châu Âu hiện đại nhằm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng.
Về hình thức, kiến trúc tân cổ điển nhấn mạnh vào bức tường hơn là về phối hợp màu sáng/tối và duy trì bản sắc riêng biệt cho mỗi bộ phận của nó. Về chi tiết, kiến trúc Tân cổ điển là một phản ứng chống lại phong cách trang trí tự nhiên của Rococo. Về công thức kiến trúc, nó như là sự phát triển của một số đặc điểm cổ điển của truyền thống kiến trúc Baroque muộn.
Ra đời vào thế kỷ 18, Tân cổ điển vẫn là một phong cách được ưa chuộng đến tận ngày nay khi nhắc đến sự sang trọng
Ảnh: Pinterest
Các đặc trưng của phong cách Tân cổ điển
Không thể phủ nhận phong cách cổ điển được đánh giá cao bởi sự xa hoa bậc nhất, từ không gian rộng lớn, nội thất cao cấp chạm trổ tỉ mỉ đến họa tiết hoa văn uốn lượn cầu kỳ. Tuy nhiên với thiết kế có phần rườm rà không gian cổ điển thường mang đến cảm giác có phần nặng nề cho người nhìn. Vậy nên, để lược bỏ đi những chi tiết rườm rà mang đến một không gian sang trọng, tinh tế, thoải mái cho người dùng chính là nhiệm vụ của phong cách tân cổ điển.
Điểm đặc biệt của phong cách thiết kế tân cổ điển đó là việc phân chia các ô, mảng tường theo tỷ lệ phù hợp. Nếu công trình thiết kế được chia theo đúng tỷ lệ vàng thì tính thẩm mỹ và độ quyến rũ của không gian sẽ đạt hiệu quả tốt nhất. Việc thi công phân chia ô, mảng tường này không tốn nhiều thời gian thực hiện mà lại đảm bảo được độ tinh tế, sắc nét và có điểm nhấn cho không gian.
Thay vì các chi tiết cầu kỳ rườm rà, Tân cổ điển tập trung vào tính thanh thoát của đường nét để tạo ra vẻ sang trọng nhưng không "nặng nề"
Ảnh: Pinterest
Đây là đặc trưng quan trọng của phong cách tân cổ điển. Có rất nhiều gia chủ đã lãng quên hoặc hiểu sai về khái niệm này. Mang ý nghĩa đơn giản hóa phong cách cổ điển nên tân cổ điển hầu như vẫn kế thừa tất cả những đặc điểm của cổ điển, bao gồm tính đối xứng và cân bằng. Nếu không có sự đối xứng thì đây sẽ trở thành phong cách bán cổ điển.
Điều này cũng được thể hiện qua một trong những chi tiết nổi bật nhất của nội thất tân cổ điển: các bức tường. Đường phào chỉ được chạm khắc uốn lượn mềm mại, bo góc tinh tế chính là điểm nhấn của không gian tân cổ điển.
Sự cân đối là một trong những điều quan trọng nhất để thể hiện sự "hiện đại" của Tân cổ điển
Ảnh: Behance
Màu sắc được ưa chuộng để sử dụng trong thiết kế nội thất tân cổ điển thường là màu xám, màu đen, rêu hoặc các màu sáng như màu kem và màu trắng. Kết hợp giữa các gam màu như trên là quá trình sáng tạo vì thế không có quy tắc kết hợp nào, tùy theo phong cách, cá tính của gia chủ sẽ có một sự kết hợp riêng. Sắc màu này thường sẽ cùng các họa tiết, hoa văn tinh xảo.
Nguyên tắc họa tiết của phong cách này là không lạm dụng, không cầu kỳ nhưng tỉ mỉ, hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhất. Những họa tiết này sẽ được áp dụng vào các mảng tường, trần nhà hoặc nội thất bên trong nhà để tạo điểm nhấn và nổi bật lên trong không gian.
Một chút phá cách - với chấm phá Frech chic - cũng luôn được hoan nghênh, nhưng không xa rời nguyên tắc cơ bản của Tân cổ điển
Ảnh: Hausporta
Đồ nội thất sử dụng cho không gian tân cổ điển thường là những chất liệu cao cấp nhất như: đá hoa cương, gỗ tự nhiên hay chất liệu da. Chất liệu cao cấp đòi hỏi cần gia công cẩn thận, cầu kỳ để đạt đến độ tinh xảo tuyệt nhất. Ngoài ra, sử dụng chất liệu cao cấp cho nội thất trong nhà cũng thể hiện được đẳng cấp và sự quý phái của gia chủ.
Sự sang trọng là một trong những yếu tố tiên quyết để xác định phong cách Tân cổ điển trong không gian sống
Ảnh: Behance
Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết