Thế nào là bê tông mài?
Bê tông mài là một loại bê tông truyền thống, được mài bóng giúp tường trở nên bóng hơn. Loại vật liệu này được tạo thành từ cốt liệu, đá thạch anh và nhuộm nhiều màu sắc để tạo cảm giác tinh tế, ấn tượng cho các không gian nhà ở.
Các phương pháp để tạo ra bê tông mài:
- Phương pháp "mài và trám" ít tốn kém.
- Phương pháp bê tông mài nhẵn - sử dụng chất trám khe xuyên thấu để tạo ra bề mặt nhẵn bóng và có tính phản chiếu.
- Bê tông mài cơ học được tạo ra bằng cách sử dụng một chất làm cứng hóa học để làm đặc bê tông xốp, sau đó mài đến độ bóng và độ mịn mong muốn. Vật liệu này thường được sử dụng trong các dự án thương mại, vì nó có tuổi thọ và độ bền cao.
Tường bê tông mài được đưa vào như một điểm nhấn trang trí cho không gian. Ảnh: Pinterest.
Ưu điểm của tường bê tông mài
- Bề mặt có tính phản chiếu của bê tông mài tạo ra sự phản xạ ánh sáng, nên phù hợp với nhiều công trình và kiến trúc khác nhau.
- Bề mặt nhẵn, cứng giúp tường bê tông mài dễ dàng vệ sinh cũng như mang lại độ bền cao.
- Tường bê tông mài được coi là vật liệu “xanh” vì nó tận dụng được tấm sàn hiện có mà không cần sử dụng thêm bất kỳ vật liệu nào. Nó cũng hoạt động như một khối nhiệt hiệu quả, làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.
Nhược điểm của tường bê tông mài
Để phù hợp với khí hậu Việt Nam, tường phải mài và đánh bóng rất kỹ, phủ Acrylic 2k hoặc PU platinum để bảo vệ và dễ lau chùi bên ngoài, do đó chi phí nhân công đội lên khá cao. Tường bê tông mài với màu đơn sắc đôi khi gây cảm giác đơn điệu, nhàm chán cho căn phòng. Tuy nhiên, điều này có thể được giải quyết bằng cách sử dụng các vật trang trí với màu sắc ấm áp và mềm mại trên các bức tường.
Mặt tường bê tông càng sáng, càng cứng thì sự phản chiếu càng tốt. Ảnh: Pinterest.
Cách làm tường bê tông mài
- Bước 1: Kiểm tra bề mặt và chuẩn bị
Tiến hành làm sạch cho bề mặt tường để chuẩn bị đổ bê tông. Đối với sàn nhà được phủ sơn epoxy hoặc keo, cần loại bỏ trước khi bắt tay thực hiện đánh bóng. Sử dụng các phụ gia chuyên dụng để bịt kín hết những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt tường bê tông để gia tăng độ cứng chắc.
- Bước 2: Mài bề mặt
Thực hiện làm phẳng bề mặt bằng máy xoa, mài rồi đánh bóng đến khi nào thấy ưng ý thì dừng lại. Nên sử dụng dụng cụ mài có đĩa mài kim cương.
- Bước 3: Hóa chất tăng cường
Để kéo dài tuổi thọ, không trầy xước cũng như tăng tính thẩm mỹ thì bạn cần phủ thêm một lớp bảo vệ cho tường.
- Bước 4: Tiến hành đánh bóng
Dùng những loại đĩa mài đặc biệt để mài nhẵn và làm cho bề mặt sàn bóng lên. Nếu muốn độ bóng càng cao thì sử dụng đĩa mài có độ nhám càng lớn tương ứng.
- Bước 5: Phủ bề mặt
Phủ bề mặt bằng nước hoặc dung môi sẽ giúp chống lại dầu mỡ, bụi bẩn tốt hơn.
- Lưu ý xử lý chống thấm bằng phụ gia hoặc phun bóng hoặc phun mờ 50 hoặc 100 kèm chất đóng rắn tuỳ ý gia chủ sao cho sau khi phun vẫn giữ được màu sắc bê tông mài.
Tường bê tông mài giúp việc dọn dẹp lau chùi dễ dàng hơn. Ảnh: Pinterest.
Trước đây, bê tông mài chủ yếu được sử dụng làm vật liệu cho sàn nội thất. Hiện nay, với những ưu điểm như trên, vật liệu này đã được ứng dụng để làm ra những bức tường ấn tượng, mộc mạc mà gần gũi trong nhiều không gian nhà ở.
Happynest
Đăng nhập để tham gia bình luận bài viết