Xây dựng tháp tài sản: Hướng dẫn từng bước cho người mới bắt đầu

      Xây dựng tháp tài sản: Hướng dẫn từng bước cho người mới bắt đầu

      Onehousing image
      5 phút đọc
      01/04/2024
      Hiểu và xây dựng tháp tài sản sớm giúp bạn có những quyết định sáng suốt về đầu tư. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn quản lý tài chính cho người mới bắt đầu, bạn đọc đừng bỏ qua!

      Tài sản là “quả ngọt” sau bao nhiêu nỗ lực làm việc của mỗi người. Việc đầu tư sinh lời sao cho hiệu quả cũng quan trọng không kém quá trình “vun trồng” chúng. Bài viết này sẽ khám phá một khái niệm thú vị: tháp tài sản là gì? Cũng như chỉ cho bạn cách xây dựng một tháp tài sản cá nhân thông minh, từng bước một. Tất cả sẽ giúp bạn tạo ra một cơ sở tài chính vững chắc và sớm đạt được mục tiêu đầu tư  một cách hiệu quả nhất.

      Giải thích thuật ngữ: tháp tài sản là gì?

      Theo chuyên gia Nguyễn Tuấn Anh chia sẻ trên trang Vietcetera: đầu tư đơn giản là lập kế hoạch để sử dụng những phần tiền tiết kiệm của bạn cho các mục tiêu khác nhau trong cuộc sống. Bạn có thể coi việc đầu tư như việc xây dựng một căn nhà, với mỗi phòng mang một mục đích khác nhau, được xây dựng từ những vật liệu cụ thể.

      Do đó, tháp tài sản có thể được xem là bản vẽ của công trình - chúng ta xây dựng kế hoạch tài chính như kế hoạch xây nhà. Có nhiều phiên bản khác nhau của mô hình tháp tài sản, nhưng phổ biến nhất vẫn là mô hình tháp tài sản 4 tầng cơ bản. Cũng giống như quy tắc xây nhà phải đào móng đổ nền trước thì việc xây dựng tháp tài sản luôn bắt đầu từ tầng dưới cùng và đi lên từ đó.

      xay-dung-thap-tai-san-huong-dan-tung-buoc-cho-nguoi-moi-bat-dau-onehousing-1

      Mô hình tháp tài sản 4 tầng cơ bản (Nguồn: Vietcetera)

       

      Có gì trong các tầng của tháp tài sản?

      Đọc tiếp
      • Tầng 1 - Tầng bảo vệ: Tầng này nền tảng của tòa tháp, bao gồm các chi phí cơ bản bảo vệ cuộc sống khỏi rủi ro bất chợt, ví dụ như: chi phí sinh hoạt, ăn uống, y tế,.. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tích lũy số tiền này cho đủ ít nhất 6 tháng chi tiêu phòng khi thất nghiệp.
      • Tầng 2 – Tầng lập kế hoạch: Tầng này dành cho các mục tiêu tài chính cụ thể, như mua những tài sản quan trọng (nhà, xe, đất,..), chi phí giáo dục, quỹ khẩn cấp hoặc quỹ hưu trí. Tầng kế hoạch không ảnh hưởng đến tầng bảo vệ và các yếu tố quan trọng khác trong cuộc sống.
      • Tầng 3 – Tầng mục tiêu ưu tiên: Tầng này tạo ra thu nhập thụ động và được sử dụng để đầu tư, gia tăng tài sản nhằm tiến gần hơn với các mục tiêu ưu tiên. Tiền trong tầng này có thể được dùng để đầu tư chứng khoán, trái phiếu, kinh doanh,..
      • Tầng 4 – Tầng tài sản để lại: Khi các tầng bên dưới đã được xây dựng vững chắc, tầng cuối cùng dành cho việc xây dựng các quỹ tài chính cho từ thiện, cộng đồng hoặc dành cho các thế hệ sau trong tương lai.

      Ý nghĩa khi áp dụng tháp tài sản trong cuộc sống

      Có 4 lợi ích rõ ràng khi bạn áp dụng tháp tài sản vào cuộc sống như sau:

      • Cho bạn thấy một lộ trình rõ ràng: Tháp tài sản cung cấp một hướng đi rõ ràng trên con đường ổn định tài chính. Bạn sẽ hiểu rằng mình không nên mải mê tìm kiếm cơ hội "vàng" mà chỉ cần tập trung vào việc xây dựng từng phần nhỏ đi lên.
      • Không đi tắt, không đốt cháy giai đoạn để làm giàu nhanh: Tháp tài sản nhắc nhở bạn rằng cần phải vững chắc ở các tầng cơ bản trước khi tiến lên các tầng cao hơn.
      • Thể hiện mức độ rủi ro trực quan: Tháp tài sản giúp bạn nhận biết mức độ rủi ro tăng dần từ tầng dưới lên tầng trên, giúp bạn điều chỉnh việc đầu tư tài sản một cách hợp lý.
      • Mỗi một tầng đều mang một ý nghĩa cụ thể: Mỗi phần trong tháp tài sản đều mang ý nghĩa riêng biệt với cuộc sống của bạn. Tư duy này giúp bạn tập trung và loại bỏ những sự mơ hồ trong việc tiết kiệm và đầu tư.

      xay-dung-thap-tai-san-huong-dan-tung-buoc-cho-nguoi-moi-bat-dau-onehousing-2

      Ý nghĩa khi áp dụng tháp tài sản trong cuộc sống (Nguồn: Zen One)

      Lời khuyên xây dựng tháp tài sản cho người trẻ

      Trong phần này sẽ gợi mở một số cách để bạn xây dựng tháp tài sản một cách hiệu quả và bền vững. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng những gợi ý này chỉ phù hợp cho những người có tư duy đầu tư dài hạn.

      Đảm bảo sự vững chắc của tầng tài sản đáy

      Phần tài sản bảo vệ và lập kế hoạch nên được xây dựng càng vững chắc càng tốt. Đây là nền tảng an toàn giúp bạn đạt được sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, để đảm bảo sự an toàn cho bản thân, sau khi hoàn thành các mục tiêu ở tầng cơ bản nhất thì bạn nên ‘khóa chặt’ tài sản đó. Tập trung đầu tư nhiều tài sản ở tầng trên giống như việc bạn xây một lâu đài cát có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

      Ví dụ: Sau 2 năm đầu tư cổ phiếu, bạn đạt được lợi nhuận 120 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn cảm thấy không an tâm nếu tiếp tục giữ tài sản này dưới dạng cổ phiếu.

      Lời khuyên là bạn nên “bê tông hoá”  bằng cách bán cổ phiếu chuyển sang trái phiếu hoặc mở sổ tiết kiệm ngân hàng để đảm bảo lợi tức ổn định. Kết quả, bạn có thể yên tâm rằng số tiền này sẽ không giảm. Số tiền còn lại có thể được chuyển sang một "phòng" tiếp theo, chẳng hạn như "quỹ hỗ trợ bố mẹ sau khi nghỉ hưu".

      xay-dung-thap-tai-san-huong-dan-tung-buoc-cho-nguoi-moi-bat-dau-onehousing-3

      Lời khuyên cho bạn để xây dựng tháp tài sản một cách hiệu quả và bền vững (Nguồn: Pinetree)

      Đừng ngần ngại đầu tư vào hình thức rủi ro cao

      Lời khuyên tài chính này có thể gây tranh cãi vì thường người ta nghĩ rằng, khi trẻ và mới bắt đầu ta nên chọn những cách đầu tư an toàn. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng khi bạn mới bắt đầu xây dựng các "phòng" đầu tiên trên tháp tài sản, số tiền đầu tư nhỏ, bạn có thể chịu rủi ro cao ngay từ đầu.

      Thứ nhất, các bạn trẻ khi mới bắt đầu đầu tư thường chỉ có một dòng tiền ổn định hàng tháng thay vì có sẵn một khoản tiền lớn để đầu tư ngay lập tức. Bằng cách đầu tư liên tục với dòng tiền này, bạn có thể trung bình giá đầu vào (dollar-cost averaging), đồng thời trung bình hóa rủi ro của đầu tư. Việc dàn trải vốn đầu tư qua nhiều tháng cũng giúp bạn hưởng lợi từ giá bình quân mua đầu vào trong suốt thời gian đó.

      Thứ hai, khi số tiền đầu tư còn nhỏ, người đầu tư có thể chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn, nắm bắt tận dụng sức biến động lớn của thị trường và đạt mục tiêu của mình nhanh chóng.

      Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu mô hình tháp tài sản, những lợi ích khi áp dụng mô hình này vào cuộc sống tài chính cá nhân, cũng như mang lại những lời khuyên hữu ích của chuyên gia trong việc xây dựng tháp tài sản cho người trẻ. Mong rằng bài viết này sẽ có ích với nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ đang quan tâm đến chủ đề tài chính đầu tư! 

      Xem thêm

      Tỉnh táo trong quản lý tài chính cá nhân để không làm tổn hại đến quỹ tiết kiệm tương lai của bạn

      Mùa báo cáo tài chính: Nhà đầu tư nhỏ lẻ nên vui hay nên lo?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương