Tối ưu hóa căn bếp của bạn với thiết kế bếp chữ L tiện nghi, sang trọng

      Tối ưu hóa căn bếp của bạn với thiết kế bếp chữ L tiện nghi, sang trọng

      Onehousing image
      6 phút đọc
      12/06/2024
      Cùng khám phá cách tối ưu hóa căn bếp với thiết kế bếp chữ L đầy tiện nghi nhưng không kém phần sang trọng qua bài viết này.

      Bếp là trái tim của mỗi ngôi nhà - nơi mọi người tập hợp, chuẩn bị bữa ăn gia đình và tạo ra những khoảnh khắc ấm áp. Để có được một không gian bếp hoàn hảo, thiết kế bếp chữ L là một giải pháp vô cùng hiệu quả. Với sự kết hợp hài hòa giữa tính tiện nghi và vẻ sang trọng, thiết kế bếp chữ L sẽ giúp bạn tối ưu hóa được toàn bộ không gian bếp của gia đình.

      Như thế nào là thiết kế bếp chữ L?

      Thiết kế bếp chữ L hay “bếp góc” được thiết kế bao gồm hai cạnh thẳng vuông góc với nhau tạo thành hình chữ L. Thiết kế này có thể giúp gia chủ tận dụng triệt để các góc trong phòng bếp, đặc biệt là các “góc chết”.

      Bạn có thể linh động thay đổi kích thước hai cạnh bếp theo diện tích bếp hay sở thích của mình. Đôi khi, hình dạng góc vuông cũng có thể được biến tấu tùy vào bố cục bếp để phù hợp cũng như tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

      Chính vì vậy, thiết kế bếp chữ L được sử dụng rất phổ biến, giúp tạo ra cảm giác thông thoáng, thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày.

      Thiết kế bếp chữ L bao gồm hai cạnh thẳng vuông góc với nhau tạo thành hình chữ L (Nguồn: Cafeland)

       

      Công dụng của thiết kế bếp chữ L

      Đọc tiếp

      Thiết kế bếp chữ L được các chuyên gia đánh giá khá cao bởi sự linh hoạt trong thiết kế phòng bếp mà nó mang lại. Cụ thể như:

      Thứ nhất, thiết kế bếp chữ L có thể phù hợp với bất kì không gian bếp nào, với nhiều diện tích khác nhau, dù lớn hay nhỏ. Tận dụng được tối đa vị trí góc nhà khiến không gian bếp trở nên rộng rãi, thông thoáng hơn. Đặc biệt, bếp chữ L còn cho phép có nhiều không gian nấu nướng hơn cho cả hai người đồng thời cùng sử dụng mà không gây cản trở.

      Thứ hai, thiết kế bếp chữ L tương thích với nhiều không gian và cách bố trí bếp khác nhau, từ truyền thống đến hiện đại. Đối với thiết kế này, bạn có thể dễ dàng kết hợp thêm quầy bar để tạo nên không gian sang trọng, tiện dụng và thẩm mỹ.

      Thứ ba, bạn có thể dễ dàng điều chỉnh kích thước của hai cạnh bàn bếp chữ L để tối ưu không gian lưu trữ đồ ăn hay thiết bị. Theo người sáng lập công ty Olive & Bar - Al Brucer cho biết, bếp chữ L là một lựa chọn thiết thực và linh hoạt, cho phép các giải pháp lưu trữ tiết kiệm không gian trong nhà bếp.

      Cuối cùng, với thiết kế này, căn bếp của bạn sẽ được phân chia theo quy tắc tam giác vàng, giúp quá trình nấu nướng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Phó Giám đốc của công ty thiết kế Case Design/ Remodelling tại Charlotte - Chelsea Allard rất thích lối thiết kế bếp chữ L vì nó tạo ra một tam giác làm việc hiệu quả và đẹp mắt giữa bếp nấu - tủ lạnh – bồn rửa. Ngoài ra, các mẫu bếp chữ L hiện nay còn được kết hợp thêm với đảo bếp để tạo ra những khu vực riêng biệt.

      Tuy nhiên, đối với những căn nhà có diện tích vừa và nhỏ, khi thiết kế phòng bếp cần đặc biệt lưu ý đến các góc chết. Vì vậy cần nên lên kế hoạch cụ thể để hạn chế tối đa góc chết như vậy. Hay với các không gian rộng, bạn cần phải bố trí các khu vực chức năng cân đối để tránh phá vỡ sự cân bằng của phong cách thiết kế này.

      Cách thiết kế bếp chữ L để tối ưu hóa không gian bếp

      Để thiết kế bếp chữ L phù hợp, bạn có thể áp dụng một số cách bên dưới đây để đảm bảo các chức năng của bếp được phát huy hiệu quả, tạo sự thuận tiện, thẩm mỹ:

      Thiết kế bếp theo nguyên tắc "tam giác" hoạt động

      Tam giác vàng trong bếp là một nguyên tắc tiêu chuẩn để bố trí 3 điểm tủ lạnh – bếp nấu – bồn rửa trong nhà bếp hiệu quả. Việc sử dụng thành công tam giác vàng này sẽ đem đến cho căn bếp của bạn bố cục làm việc hoàn hảo, tối ưu thời gian, không gian sử dụng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, gọn gàng.

      Thiết kế bếp theo nguyên tắc "tam giác" hoạt động (Nguồn: Nắng Xanh)

      Thiết kế bếp theo quy tắc luồng công việc

      Ứng dụng quy tắc luồng công việc trong phòng bếp chữ L sẽ giúp gia chủ sắp xếp được các vật dụng, thiết bị một cách khoa học và thuận tiện nhất. Theo nguyên tắc này, bạn sẽ chia bếp thành 5 khu vực là khu chứa thực phẩm - khu rửa - khu vật dụng - khu sơ chế - khu nấu nướng theo một trình tự chặt chẽ.

      Thiết kế phòng bếp theo quy tắc luồng công việc (Nguồn: Nội thất ZenHomes)

      Lựa chọn chất liệu bếp phù hợp 

      Tùy theo sở thích hay ngân sách cá nhân mà bạn có thể lựa chọn các loại vật liệu sử dụng trong thiết kế phòng bếp. Tuy nhiên, chất liệu gỗ và đá vẫn luôn là sự lựa chọn được nhiều gia đình ưa chuộng ngày nay khi thiết kế bếp chữ L. 

      Đá nhân tạo với nhiều họa tiết chân thật tự nhiên không những mang đến tính thẩm mỹ cao mà còn đảm bảo được độ bền, sự an toàn cho người sử dụng. Nếu bạn yêu thích sử dụng đá nhân tạo để ốp bàn, quầy bar,… thì đá nhân tạo gốc thạch anh hay đá solid surface của các thương hiệu nổi tiếng và uy tín là sự lựa chọn phù hợp.

      Đảm bảo an toàn khi thiết kế bếp chữ L

      Phòng bếp là nơi thường dễ xảy ra hiện tượng hỏa hoạn hay trơn trượt, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Chính vì vậy, khi bố trí các thiết bị trong phòng bếp chữ L, bạn nên lưu ý đảm bảo sự an toàn, hạn chế sử dụng các vật dụng có góc nhọn, hay dễ trơn trượt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần sắp xếp lại các dụng cụ nấu nướng như bếp gas, lò vi sóng, tủ lạnh,… một cách khoa học, tránh tác động trực tiếp của ánh mặt trời gây cháy nổ.

      Cách sắp xếp vật dụng khoa học để tối ưu không gian bếp

      Để tối ưu diện tích không gian bếp, bạn cần đặc biệt lưu ý đến việc sắp xếp các vật dụng làm bếp sao cho khoa học, thông minh. Ví dụ như:

      • Bếp nấu nên đặt cạnh bồn rửa bát với khoảng cách 60cm để sử dụng linh hoạt.
      • Giữa 2 bếp nấu cần cách nhau 30m để tránh đụng tay nhau khi nấu nướng.
      • Lò nướng, lò vi sóng, dao, thớt cần đặt ở một vị trí cố định.
      • Nên đặt máy rửa bát gần với chậu rửa để thuận tiện cho việc sử dụng.
      • Lắp đặt ổ điện đảm bảo cách mặt bếp ít nhất là 15cm.
      • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các nội thất bếp như các ngăn kéo, bộ giá nhiều tầng chứa đồ,… vừa giúp tăng tiện ích vừa giải quyết được các “góc chết” trong phòng bếp chữ L.

      Lựa chọn hướng bếp phù hợp với phong thủy

      Phòng bếp không chỉ là nơi quây quần, giữ lửa giữa các thành viên mà còn là nơi quyết định đến tài lộc của gia đình theo quan niệm trong phong thủy. Chính vì vậy, việc lựa chọn hướng bếp phù hợp phong thủy rất quan trọng. Lựa chọn hướng bếp phù hợp với bản mệnh không những giúp thu hút nguồn khí lành, mang đến tài lộc cho bản thân và gia đình, mà còn trấn áp được tà khí. Đặc biệt, khi thiết kế bếp chữ L, bạn không nên đặt bếp quay lưng về hướng nhà ở bởi sẽ không thuận cho tài lộc.

      Như vậy, bài viết cung cấp thông tin về phong cách thiết kế bếp chữ L sao cho tiện nghi, sang trọng. Qua đó phần nào bạn có thêm những gợi ý để quá trình thiết kế phòng bếp của mình diễn ra suôn sẻ, thuận lợi hơn.

      Xem thêm

      10 nguyên tắc cần ghi nhớ khi thiết kế tủ quần áo

      Khám phá nét độc đáo của phong cách thiết kế chiết trung (Electic)

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương