Thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt là ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. HCM, đang phải đối mặt với một “làn sóng” tăng giá mạnh mẽ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này được cho là đến từ những bất cập pháp lý khiến nguồn cung bất động sản khan hiếm. Tìm mua nhà giá rẻ thời điểm này được ví như “mò kim đáy bể” vì giá bất động sản trong nước đã cao vượt mức tài chính đầu tư của phần lớn người dân có nhu cầu mua nhà ở thực.
Từ giữa năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản Hà Nội đã chứng kiến một “làn sóng” tăng giá mạnh mẽ ở hầu hết các phân khúc và loại hình sản phẩm. Dễ thấy nhất là loại hình chung cư, trong năm 2023, thị trường Hà Nội đã ghi nhận sự biến mất gần như hoàn toàn của các dự án chung cư giá rẻ và nhà ở xã hội.
Các dự án nhà ở giá rẻ gần như biến mất hoàn toàn tại Hà Nội và TP. HCM (Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường)
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), các sản phẩm căn hộ chung cư bình dân giá 25 triệu đồng/m2 đã không còn được tìm thấy trên thị trường. Thay vào đó, mức giá bình dân mới được thiết lập trong thời điểm này là 30 - 36 triệu đồng/m2, tương đương với mức tăng giá 20% - 30% so với trước đây (Nguồn: Báo Lao động, tháng 3/2024).
Trong khi đó, khảo sát về thị trường bất động sản của hãng tài chính Mỹ NetCredit cho kết quả chỉ trong vòng một năm qua, giá chung cư tại nội thành Hà Nội đã tăng đến 77%. Ngay cả thị trường căn hộ thứ cấp, đã qua sử dụng cũng đang trở nên “sốt” giá vì nhu cầu sở hữu của người dân tăng cao.
Điều này cũng xảy ra tương tự với các sản phẩm nhà đất thổ cư. Theo báo cáo của Batdongsan, tại thời điểm đầu năm 2024, cả giá bán và mức độ quan tâm về loại hình nhà đất thổ cư đều tăng từ 2% - 9% so với cùng thời điểm năm 2023. Trong đó, quận Tây Hồ là khu vực có giá nhà riêng tăng mạnh nhất với 9%, tiếp đến là các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai.
Tình trạng tăng giá được ghi nhận với cả phân khúc nhà thổ cư và đất nền (Nguồn: Nhadatvui)
Tuy nhiên, mặc cho giá bán nhà đất tăng, nhu cầu sở hữu bất động sản tại Hà Nội của người dân vẫn không hề giảm. Nhưng thay vì chọn mua căn hộ chung cư hay nhà phố như trước đây, sự ưu tiên của khách hàng đã chuyển sang sản phẩm nhà đất thổ cư trong ngõ với giá bán từ 3 - 4 tỷ đồng/căn.
Tình trạng khan hiếm nhà giá rẻ tại Việt Nam hiện nay có thể được giải thích qua một số nguyên nhân chính sau đây:
Bất động sản tăng giá phi mã, cung không đủ cầu khiến người dân khó có thể sở hữu được tài sản nhà đất phù hợp với điều kiện tài chính cá nhân. Nhu cầu mua nhà giảm đi cũng kéo theo việc kinh doanh của các doanh nghiệp bị chững lại, ảnh hưởng đến tình hình tăng trưởng chung của thị trường.
Trước tình trạng này, từ tháng 11/2023 đến tháng 1/2024, Quốc hội đã chính thức thông qua 3 bộ luật sửa đổi là Luật đất đai 2024, Luật nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản 2023. Các bộ luật này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2025, mang kỳ vọng giúp thị trường bất động sản hồi phục, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư tối ưu lợi nhuận khi xây dựng các dự án nhà ở giá rẻ, đồng thời ổn định giá bán nhà đất cho người dân.
Những thay đổi trong các bộ luật bất động sản mới nhất được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bình ổn giá (Nguồn: Báo điện tử Chính phủ)
Ngoài ra, nhiều ngân hàng cũng trực tiếp triển khai các gói hỗ trợ vay vốn mua nhà, đặc biệt là các gói vay dành cho nhà ở xã hội. Chẳng hạn tại Techcombank, bên cạnh gói vay thông thường với lãi suất cố định từ 10.5%/năm và giảm trừ lãi suất đến 1.2%/năm trong giai đoạn thả nổi tùy theo đối tượng khách hàng, ngân hàng còn dự kiến triển khai thêm gói hỗ trợ vay mua nhà ở xã hội 30.000 tỷ đồng. Theo đó, chương trình sẽ hỗ trợ người mua nhà ở xã hội vay vốn với lãi suất cố định chỉ 4.8%/năm, áp dụng cho 5 năm đầu.
Tổng kết lại, dù rất khó để tìm kiếm bất động sản giá rẻ nhưng người dân vẫn sẽ được tạo điều kiện để có thể sở hữu nhà ở phù hợp với khả năng tài chính đầu tư. Hy vọng những chia sẻ trong bài đã giúp bạn nắm rõ hơn về biến động của thị trường bất động sản hiện nay, từ đó cân nhắc đưa ra phương án mua nhà thích hợp nhất.
Xem thêm