Tham khảo những kích thước tiêu chuẩn của tủ Lavabo

      Tham khảo những kích thước tiêu chuẩn của tủ Lavabo

      Onehousing image
      6 phút đọc
      13/09/2023
      Trong bài viết sau, hãy cùng OneHousing tìm hiểu thế nào là tủ Lavabo? Phân loại, kích thước và vai trò của tủ Lavabo trong thiết kế phòng tắm? 

      Tủ Lavabo là món đồ quen thuộc trong phòng tắm của nhiều ngôi nhà “thế hệ mới”. Ngoài đóng vai trò như nơi cất trữ đồ đạc, tủ Lavabo cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ và thiết kế không gian sống nói chung. Vậy, phải chọn tủ Lavabo thế nào để phù hợp với trang trí nội thất phòng tắm? Kích thước tủ Lavabo bao nhiêu thì thuận tiện sử dụng nhất? Hãy để OneHousing làm rõ giúp bạn qua bài viết sau. 

      Thế nào là tủ Lavabo? 

      Khi bước chân vào những ngôi nhà, căn hộ hoặc phòng khách sạn được thiết kế theo phong cách hiện đại, bạn sẽ dễ dàng quan sát thấy những chiếc chậu rửa tay được lắp đặt cùng hệ thống tủ ngay bên dưới. Những chiếc tủ này có thể được dùng để đựng đồ đạc cần thiết như xà phòng, giấy, khăn lau, v.v…, vừa gọn gàng vừa sạch sẽ, gọi là tủ Lavabo. 

      tham-khao-nhung-kich-thuoc-tieu-chuan-cua-tu-lavabo-onehousing-1

      Tủ Lavabo được sử dụng nhiều trong xu hướng trang trí nội thất phòng tắm hiện đại (Nguồn: Enic) 

      Tùy vào thiết kế mà tủ Lavabo có dạng tủ đứng hoặc được bắn trực tiếp vào tường. Hệ thống ống nước được lắp đặt giấu phía sau tủ thay vì lộ ra như với thiết kế bồn rửa tay cũ. Không gian phòng tắm vì thế sẽ đẹp, sang trọng và mang lại cảm giác cao cấp hơn. 

      Phân loại tủ Lavabo

      Hiện nay trên thị trường có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc và chất liệu tủ Lavabo khác nhau. Mỗi loại tủ lại mang một đặc điểm đặc trưng, phù hợp với từng phong cách trang trí nội thất riêng của từng căn hộ. 

      Dưới đây là một số phân loại tủ Lavabo phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo: 

      Phân loại tủ Lavabo dựa trên chất liệu

      Nếu dựa vào chất liệu, tủ Lavabo được chia thành 3 loại: tủ gỗ, tủ nhựa và tủ inox. 

      tham-khao-nhung-kich-thuoc-tieu-chuan-cua-tu-lavabo-onehousing-2

      Tủ Lavabo có thể làm bằng chất liệu gỗ, nhựa hoặc inox (Nguồn: Picomat) 

      • Tủ Lavabo chất liệu gỗ: Đây là chất liệu thường được sử dụng nhất, cũng là chất liệu mang lại vẻ sang trọng nhất cho tủ Lavabo. Gỗ đóng tủ Lavabo có thể là gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp. Tủ gỗ tự nhiên sẽ đẹp hơn nhưng có giá thành cao hơn. Tuy nhiên, nhìn chung tủ Lavabo gỗ dễ bị ẩm mốc, mối mọt và độ bền không cao. 
      • Tủ Lavabo chất liệu nhựa: Nhựa để làm tủ Lavabo thường là nhựa PVC. So với tủ gỗ, tủ nhựa có khả năng chống ẩm và chống mối mọt tốt hơn rất nhiều. Ngoài ra, nhựa còn có độ phẳng cao, dễ gia công, có nhiều lựa chọn về màu sắc và kiểu dáng. Tuy nhiên, xét về giá trị và sự sang trọng, tủ nhựa chắc chắn không bằng tủ gỗ. 
      • Tủ Lavabo chất liệu inox: Inox hay thép không gỉ cũng là loại chất liệu thường được dùng làm tủ Lavabo. Chất liệu này không những chống ẩm, chống mốc tốt mà còn ít bị hoen gỉ, bền đẹp với thời gian. Tương tự chất liệu nhựa, inox cũng dễ gia công, dễ sơn màu nên đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn. 

      Phân loại tủ lavabo dựa trên kiểu dáng 

      Dựa vào kiểu dáng, tủ Lavabo được chia thành 2 loại là tủ chân đứng và tủ treo tường. 

      tham-khao-nhung-kich-thuoc-tieu-chuan-cua-tu-lavabo-onehousing-3

      Mẫu tủ Lavabo treo tường (Nguồn: Nội thất Trường Hà) 

      • Tủ chân đứng: Loại tủ này có 4 chân đứng chạm đất như tủ quần áo, nhờ vậy việc lắp đặt và thay đổi vị trí của tủ sẽ khá dễ dàng. Tuy nhiên, vì có nhiều điểm chạm với mặt đất nên quá trình vệ sinh sàn nhà sẽ bị cản trở, phần chân dính nước lâu ngày cũng dễ chuyển màu làm mất đi vẻ đẹp ban đầu. 
      • Tủ treo tường: Thay vì giữ thăng bằng với 4 chân đế, loại tủ này sẽ được gắn cố định vào tường. Mặc dù giải quyết được nhược điểm khó vệ sinh sàn và dễ dính nước như tủ chân đứng, tủ treo tường lại khó lắp đặt và không thể linh hoạt thay đổi vị trí. 

      Những mẫu bàn đá lavabo được ưa chuộng hiện nay

      Đọc tiếp

      Kích thước tiêu chuẩn của tủ Lavabo

      Kích thước tủ Lavabo được xác định với 3 thông số cơ bản là chiều sâu, chiều rộng và chiều cao. 

      Chiều sâu tiêu chuẩn của tủ Lavabo là khoảng 54 - 60cm. Chiều sâu này vừa đủ để đặt chậu rửa nằm chắc chắn phía trên, vừa đảm bảo không gian lưu trữ đồ đạc rộng rãi. 

      Tuy nhiên, kích thước chiều sâu của tủ Lavabo có thể thay đổi tùy thuộc vào không gian đặt tủ. Với không gian nhỏ, bạn nên đóng tủ có chiều sâu khoảng 40 - 45cm để có đủ khoảng cách mở cánh tủ. Với không gian rộng rãi và thoải mái, bạn cũng có thể đóng tủ to hơn để tạo cảm giác cân xứng.

      tham-khao-nhung-kich-thuoc-tieu-chuan-cua-tu-lavabo-onehousing-4 

      Bạn cần cân nhắc kỹ cả về chiều rộng, chiều sâu và chiều cao tủ Lavabo khi quyết định mua (Nguồn: Luxbath) 

      Về chiều cao, các mẫu tủ Lavabo trên thị trường hiện nay phần lớn cao từ 76 - 81cm (tính từ mặt đất). Kích thước này khá vừa tầm với chiều cao trung bình của người Việt Nam, đồng thời cũng thoải mái cho các “thành viên nhí” sử dụng. Ngoài ra, nhiều mẫu tủ Lavabo mới hiện nay được bổ sung thêm lựa chọn chiều cao 90cm, phù hợp với không gian rộng hoặc những hộ gia đình có nhiều thành viên cao lớn.

      Kích thước cuối cùng là chiều rộng tủ Lavabo. Thông số về chiều rộng sẽ thay đổi linh hoạt hơn so với chiều sâu và chiều cao. Bạn có thể tìm thấy trên thị trường những mẫu tủ nhỏ chỉ rộng khoảng 60 - 70cm hoặc những mẫu lớn hơn với chiều rộng 1m, 1.2m hoặc thậm chí 1.8m. 

      Ngoài ra, khi đặt mua hoặc đóng tủ Lavabo, bạn cũng nên để ý đến khoảng cách từ đáy tủ đến mặt đất. Dù là tủ chân đứng hay tủ gắn tường, khoảng cách này cũng cần duy trì tối thiểu 15 - 20cm để thuận tiện cho việc dọn dẹp. 

      Tại sao nên dùng tủ Lavabo?  

      Không phải tự nhiên tủ Lavabo lại trở thành món đồ nội thất được ưa chuộng trong thiết kế phòng tắm. So với phong cách trang trí nội thất cũ với độc một chiếc bồn rửa và một kệ để đồ phía trên, tủ Lavabo có những ưu điểm sau đây:

      • Giúp không gian phòng tắm ngăn nắp, gọn gàng: Chỉ cần đóng cửa tủ là phòng tắm của bạn sẽ không còn lộn xộn với đủ loại chai, lọ, khăn lau, v.v… lỉnh kỉnh. Phần ống nước được lắp âm tường, giấu sau tủ cũng đảm bảo thẩm mỹ cho căn phòng. 
      • Tối ưu không gian phòng tắm: Thay vì phải mua tủ hoặc kệ để đồ riêng lẻ đặt rải rác trong các góc phòng tắm, tủ Lavabo sẽ giúp bạn tận dụng triệt để không gian trống phía dưới bồn rửa. Phần diện tích còn lại của nhà tắm bạn có thể thoải mái sử dụng thêm cho nhiều mục đích khác. 
      • Tiết kiệm chi phí: Thông thường, tủ Lavabo sẽ được lắp đặt theo bộ bao gồm cả chậu rửa, tủ và kệ. Do đó, mức giá mua thiết bị sẽ ưu đãi hơn. Việc lắp đặt đồng bộ cũng dễ dàng và tốn ít chi phí nhân công hơn so với lắp đặt riêng lẻ từng món đồ. 
      • Đa dạng mẫu mã: Với sự thay đổi trong gu thẩm mỹ của khách hàng, ngày càng nhiều mẫu tủ Lavabo mới được ra đời. Không chỉ đa dạng về kiểu dáng hay kích thước, màu sắc, mẫu mã, hoa văn, đường nét, góc cạnh của tủ cũng có nhiều lựa chọn, đảm bảo phù hợp với bất cứ phong cách trang trí nội thất nào.  

      Thông qua bài viết, OneHousing đã giúp bạn chỉ ra một vài đặc điểm cơ bản của tủ Lavabo. Hi vọng những thông tin được chia sẻ trong bài sẽ giúp ích cho quá trình thiết kế phòng tắm của bạn. 

      Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

      Xem thêm

      Cách lựa chọn chân chậu lavabo hợp không gian phòng tắm

      Cách thiết kế phòng tắm nhỏ 1m2 ấn tượng cho ngôi nhà của bạn

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương