Sau khi Hà Nội tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính theo chủ trương tinh gọn bộ máy, quận Ba Đình đang đứng trước những thay đổi đáng chú ý về không gian đô thị, cơ sở hạ tầng và chức năng sử dụng đất. Trong bối cảnh đó, việc điều chỉnh quy hoạch quận Ba Đình trở thành nhiệm vụ cấp thiết nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng bộ và phù hợp với định hướng chung của thành phố. Vậy quy hoạch mới có gì đáng chú ý và ảnh hưởng ra sao đến thị trường bất động sản khu vực?
Sau khi thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, quận Ba Đình – trái tim chính trị của Thủ đô đã có sự điều chỉnh đáng kể về mặt hành chính. Những thay đổi này không chỉ tác động đến bộ máy quản lý mà còn ảnh hưởng đến đời sống người dân, hạ tầng đô thị cũng như giá trị bất động sản.
Để hiểu rõ hơn về toàn cảnh quy hoạch quận Ba Đình sau sắp xếp, trước hết cần nhìn lại những thông số địa lý – hành chính mới của khu vực này.
Sau đợt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, quận Ba Đình đã giảm từ 13 phường xuống còn 3 phường mới: Ba Đình, Ngọc Hà và Giảng Võ. Cụ thể:
Về vị trí địa lý, quận Ba Đình nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, tiếp giáp với các quận Tây Hồ, Đống Đa, Cầu Giấy và Hoàn Kiếm. Đây là khu vực có nhiều di sản văn hóa và lịch sử quan trọng của đất nước.
Việc sắp xếp lại địa giới hành chính đã dẫn đến những thay đổi đáng kể:
Theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới quận Ba Đình sẽ còn 3 phường (Ảnh: Báo Công thương)
Sau khi quy hoạch quận Ba Đình, các định hướng phát triển cụ thể của quận là:
Với định hướng rõ ràng từ thành phố Hà Nội, nhiều kế hoạch sử dụng đất, phát triển hạ tầng và chỉnh trang đô thị đã được phê duyệt, mở ra cơ hội lớn cho phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện chất lượng sống của người dân địa phương.
Theo Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 03/01/2025 của UBND thành phố Hà Nội, quận Ba Đình đã công bố công khai Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 làm cơ sở cho việc triển khai các dự án phát triển đô thị và hạ tầng.
Trong đó, danh mục các dự án, công trình nằm trong kế hoạch sử dụng đất năm 2025 bao gồm 55 dự án với tổng diện tích là 30,583ha. Đáng chú ý, thành phố Hà Nội đã bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất của quận Ba Đình một dự án tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa tại số 148 đường Giảng Võ với diện tích 6,838ha nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Trong giai đoạn đến năm 2030, công tác quy hoạch quận Ba Đình tập trung triển khai các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm nhằm cải thiện kết nối và giảm thiểu ùn tắc. Một trong những dự án quan trọng là đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chiều dài 2,3km và tổng mức đầu tư cho giai đoạn 1 là hơn 7.000 tỷ đồng, với chi phí giải phóng mặt bằng gần 6.000 tỷ đồng.
Ngoài ra, quận cũng đang đẩy mạnh việc hoàn thiện khung hạ tầng giao thông, mở rộng, cải tạo một số tuyến đường nhằm nâng cao chất lượng giao thông đô thị.
Quy hoạch quận Ba Đình đến năm 2030 hứa hẹn sẽ mang lại diện mạo mới cho khu vực (Ảnh: Báo Lao động)
Quận Ba Đình đang triển khai các dự án cải tạo, tái thiết lại 3 khu tập thể cũ gồm Thành Công, Giảng Võ và Ngọc Khánh.
Trong đó, khu Thành Công được nghiên cứu phương án nâng chiều cao tối đa lên 40 tầng, nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở và cải thiện cảnh quan đô thị. Đối với khu Ngọc Khánh, khu vực lập quy hoạch rộng 24,08ha, dự kiến xây dựng thêm chung cư cao tầng, công viên cây xanh, với tổng dân số trong khu vực quy hoạch là 17.800 người.
Theo Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 và định hướng phát triển đến năm 2030, quận Ba Đình sẽ tập trung đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển cao, đặc biệt là các khu vực có vị trí đắc địa như phường Kim Mã, Giảng Võ, Ngọc Khánh.
Ngoài ra, quận cũng sẽ đẩy mạnh việc cải tạo, nâng cấp các khu chung cư cũ, phát triển các dự án thương mại, dịch vụ, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân và thu hút đầu tư.
Với vị trí trung tâm Thủ đô cùng hệ thống hạ tầng không ngừng được cải thiện, quận Ba Đình luôn là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ bất động sản Hà Nội. Đặc biệt, sau khi quy hoạch mới được công bố, thị trường nhà đất nơi đây càng thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới đầu tư.
Năm 2025, thị trường bất động sản quận Ba Đình tiếp tục duy trì mức giá cao, đặc biệt tại các tuyến phố trung tâm. Theo bảng giá đất mới nhất, giá đất ở vị trí 1 (VT1) tại đường Phan Đình Phùng đạt mức cao nhất là 450,8 triệu đồng/m2. Các tuyến đường khác như Đội Cấn, Giang Văn Minh cũng ghi nhận mức giá dao động từ 80 triệu đồng/m2 - 250 triệu đồng/m2, tùy thuộc vào vị trí cụ thể và tiện ích đi kèm.
Phân khúc đất nền tiếp tục thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư, nhờ vào khả năng tăng trưởng tốt và tính thanh khoản cao. Các chuyên gia nhận định, đất nền vẫn sẽ là phân khúc có khả năng tăng trưởng tốt, hút dòng vốn đầu tư trong thời gian tới.
Một số khu vực tại quận Ba Đình trong năm 2025 ghi nhận sự gia tăng đáng kể về giao dịch và quan tâm của người mua. Đặc biệt, khu vực phường Ngọc Khánh đang trở thành điểm nóng với dự án quy hoạch khu chung cư mới rộng 24,08ha, dự kiến sẽ cung cấp thêm nhiều căn hộ cao tầng và công viên cây xanh, đáp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng tăng
Ngoài ra, các tuyến phố như Kim Mã, Giảng Võ, Đội Cấn cũng thu hút sự quan tâm nhờ vào vị trí đắc địa và hệ thống hạ tầng phát triển.
Giá nhà đất quận Ba Đình đang duy trì ở mức cao (Ảnh: Công chứng Nguyễn Huệ)
Việc công bố Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 và quy hoạch quận Ba Đình đến năm 2030 mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư, đặc biệt là trong việc đầu tư vào các dự án hạ tầng và khu đô thị mới, có tiềm năng tăng giá cao.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng, năm 2025 sẽ là một năm nhạy cảm của thị trường bất động sản, do đó nhà đầu tư không có cơ hội để "ăn xổi". Xu hướng tăng giá nhanh trong năm 2025 gần như không thể xảy ra nên sẽ có một bộ phận tìm cách "thoát hàng".
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam nhận định: “Đà tăng giá trong thời gian qua đã biến thị trường bất động sản thành "sân chơi" của các nhà đầu tư. Khi giá cả bỏ xa khả năng của nhóm người mua ở thực, tăng ảo thì giao dịch giảm sút, thị trường buộc phải tự điều tiết theo hướng đi ngang hoặc giảm giá.
Theo đó, thị trường bất động sản trong thời gian tới khó “nóng sốt” bất thường như giai đoạn trước. Thị trường bất động sản năm 2025 sẽ có sự điều chỉnh theo hướng lành mạnh và bền vững hơn.” (Nguồn: CafeF)
Ông Võ Hồng Thắng - Phó Tổng giám đốc DKRA Group cho biết: “Nguồn cung đất nền dự kiến tăng nhưng khó có sự đột biến. Trong bối cảnh thanh khoản thị trường còn chưa phục hồi, đất bán giá cao khó lòng được hấp thụ, giao dịch nhiều khả năng tiếp tục đi ngang trong năm nay.” (Nguồn: Cafef)
Ngoài ra, nhà đầu tư cần thận trọng hơn khi đầu tư vào phân khúc chung cư, nên tìm kiếm các sản phẩm có pháp lý rõ ràng, giá trị khai thác thương mại cao như cho thuê, kinh doanh buôn bán để đảm bảo khả năng sinh lời và thanh khoản sau này.
Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính tại quận Ba Đình không chỉ thay đổi về địa giới và quản lý hành chính mà còn đặt nền móng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bất động sản. Trong bối cảnh này, người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp cần chủ động cập nhật những thông tin mới nhất về quy hoạch quận Ba Đình để kịp thời nắm bắt cơ hội và xây dựng kế hoạch phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực.
Xem thêm
Thống nhất xây dựng cầu Cát Lái và tuyến đường sắt kết nối TP.HCM - Đồng Nai
Quy hoạch Hồ Gươm mới nhất: Mở rộng không gian công cộng, xuất hiện loạt công trình siêu sang