Không chỉ đơn thuần là một tuyến đường giao thông, quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội còn hướng đến những mục tiêu dài hạn về phát triển kinh tế - xã hội, giảm tải giao thông nội đô và tạo động lực cho sự phát triển bền vững. Với tầm nhìn chiến lược cùng những điểm nhấn nổi bật trong thiết kế và triển khai, dự án quy hoạch vành đai 4 Hà Nội sẽ trở thành biểu tượng cho sự phát triển hiện đại của thủ đô trong tương lai.
Quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội được xây dựng hướng đến nhiều mục tiêu quan trọng. Trong đó, mục tiêu lớn nhất của dự án này là phân tách rõ ràng giữa giao thông liên tỉnh và giao thông nội đô, từ đó giảm áp lực và tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực trung tâm thành phố.
Tiếp theo, dự án hướng đến phát triển một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối thủ đô với các tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh và nhiều khu vực lân cận khác. Khi khả năng kết nối giao thông liên tỉnh trở nên thuận lợi hơn, việc tái cấu trúc đô thị cũng trở nên dễ dàng, đồng thời khai thác hiệu quả các đô thị vệ tinh và thúc đẩy làn sóng giãn dân ở nội đô diễn ra mạnh mẽ.
Bản đồ hướng tuyến của dự án quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội (Ảnh: Báo Người Lao động)
Theo nghị quyết số 56/2022/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2022, đường vành đai 4 còn đóng vai trò như một vành đai kinh tế trọng điểm, hỗ trợ tạo không gian phát triển mới, khai thác tối đa tiềm năng sử dụng đất và xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại.
Khi hoàn thiện, dự án sẽ góp phần giải quyết các vấn đề tồn đọng về quy hoạch đô thị, đồng thời tạo nền tảng để khai thác hiệu quả lợi thế từ các dự án hạ tầng khác đã và đang được đầu tư tại thủ đô. Sự xuất hiện của dự án quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội cũng giúp hình thành động lực thu hút đầu tư vào hạ tầng, thương mại và dịch vụ quanh khu vực trong tương lai.
Được coi là "vành đai kết nối mọi vành đai", dự án quy hoạch vành đai 4 Hà Nội sở hữu tầm nhìn dài hạn bao gồm cả nâng cấp hạ tầng giao thông và phát triển hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, có bản sắc. Đây sẽ là cơ hội giúp Hà Nội kết nối hiệu quả với vùng đồng bằng sông Hồng, các tỉnh thành phía Bắc, cũng như hội nhập vào mạng lưới đô thị Đông Nam Á nói riêng và toàn châu Á nói chung.
Hơn nữa, dự án còn được thiết kế phù hợp với phương hướng thúc đẩy liên kết vùng để phát triển du lịch. Theo đó, những sản phẩm du lịch của các địa phương nơi có đường vành đai 4 đi qua có thể được khai thác mạnh mẽ hơn, mang lại nguồn thu mới cho nền kinh tế.
Những đoạn đầu tiên của dự án vành đai 4 đã được triển khai để kịp hoàn thành trước năm 2027 (Ảnh: Hà Nội Mới)
Điều này cũng tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa các vùng và tiểu vùng du lịch, góp phần tạo ra lợi thế về quy mô, tiết kiệm chi phí quảng bá, tổ chức tour hay đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch.
Theo nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phát triển thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, dự án quy hoạch vành đai 4 Hà Nội sẽ được phấn đấu hoàn thành trước năm 2027.
Quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội nổi bật với nhiều điểm nhấn quan trọng, khẳng định quy mô và tầm vóc của một dự án giao thông chiến lược.
Với tổng chiều dài khoảng 112,8km, đường vành đai 4 sẽ đi qua ba tỉnh, thành phố lớn gồm Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Dự án được giải phóng mặt bằng với mặt cắt ngang hoàn chỉnh từ 90m - 135m, thiết kế với 14 làn xe cơ giới, 6 làn cao tốc trên cao, 2 làn dừng khẩn cấp và đường gom 2 làn xe chạy song song.
Ngoài ra, riêng đoạn vành đai 4 chạy qua địa phận Hà Nội sẽ còn được xây dựng kèm tuyến đường sắt đô thị chạy song song tại hành lang bên phải.
Phối cảnh đường vài đai 4 với 14 làn xe cơ giới (Ảnh: Tiền Phong)
Quy hoạch sẽ được chia thành 7 dự án thành phần. Giai đoạn đầu, dự án sẽ hoàn thiện đường cao tốc 4 làn xe, mặt cắt 17m, tốc độ thiết kế 80km/h, kèm theo 8 nút giao liên thông hiện đại tại các điểm giao cắt chiến lược. Cụ thể các nút giao bao gồm:
Sau khi đi vào hoạt động, toàn tuyến đường này sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng. Ngoài ra, hệ thống giám sát và điều khiển trực tuyến thông minh cũng sẽ được lắp đặt, giúp giảm áp lực trong việc quản lý và điều tiết giao thông.
Một điểm đáng chú ý khác của dự án là sự kết hợp giữa nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn xã hội hóa BOT. Nghĩa là, tổng số vốn chi trả cho tất cả các khoản bồi thường, hỗ trợ tái định cư, xây dựng,... sẽ lấy từ cả ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và vốn kêu gọi nhà đầu tư (hoặc doanh nghiệp) được nhượng quyền vận hành dự án.
Tóm lại, dự án quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội không chỉ là lời giải cho những thách thức về giao thông và đô thị hóa, mà còn mở ra những cơ hội phát triển kinh tế - xã hội toàn diện cho thủ đô và khu vực lân cận. Đây là nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự thịnh vượng cho thành phố, đồng thời khẳng định vai trò đầu tàu của Hà Nội trong sự phát triển của cả nước.
Xem thêm
Đường Vành đai 4 Hà Nội - Bắc Giang: Quy hoạch và lộ trình chi tiết