Hỏi: Làm thế nào để nhận biết những trò lừa đảo chuyển khoản né xác thực sinh trắc học?
Giải đáp:
Từ ngày 1/7/2024, mọi giao dịch chuyển khoản trên 10 triệu đồng/lần hoặc đến 20 triệu đồng/ngày đều phải xác thực sinh trắc học. Mặc dù quyết định này khi ban hành được cho là sẽ giảm thiểu thiệt hại do tội phạm lừa đảo gây ra song vẫn không thể ngăn chặn được hoàn toàn.
Một trong những chiêu trò lừa đảo phổ biến chính là bẫy dịch vụ công giả mạo. Cụ thể, các đối tượng lừa đảo giả danh là cán bộ công an lừa người dân cài đặt ứng dụng giả mạo trên điện thoại thông qua các đường link độc hại. Sau khi cài đặt ứng dụng, điện thoại của người dùng sẽ bị chiếm quyền điều khiển. Sau đó, đối tượng lừa đảo sẽ truy cập vào các ứng dụng ngân hàng, ví điện tử và thực hiện giao dịch chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, Bộ Công an thống kê có 3 nhóm lừa đảo chính với 24 thủ đoạn. Người dân cần phải đề phòng trước một số chiêu trò lừa đảo thường gặp sau đây:
Bẫy dịch vụ công giả mạo là một trong những trò lừa đảo chuyển khoản né sinh trắc học (Nguồn: VnEconomy)
Trên đây là điểm danh một số trò lừa đảo phổ biến khi chuyển khoản né xác thực sinh trắc học mà bạn cần lưu ý. Thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi và phức tạp, do đó bản thân mỗi người cần tự nâng cao kiến thức về phòng chống, cảnh giác với tội phạm công nghệ cao; tuyệt đối không cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu cho bất kỳ ai, kể cả người thân quen.
Xem thêm
Công nghệ sinh trắc học được ứng dụng như thế nào trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam?