Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. OCF phản ánh khả năng tạo ra tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi, giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động thường nhật, lên kế hoạch phát triển và đối phó với các thách thức tài chính.
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, hay Operating Cash Flow - OCF, là một chỉ số quan trọng phản ánh khả năng tạo ra tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi của một tổ chức, doanh nghiệp.
Trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, OCF được trình bày ngay đầu tiên vì nó phản ánh lượng tiền mặt tạo ra từ các hoạt động kinh doanh thường nhật. Các hoạt động đó có thể bao gồm việc bán sản phẩm, dịch vụ, bán bản quyền, phát hành cổ phiếu, trái phiếu,...
Bên cạnh đó, giá trị của OCF cũng phụ thuộc vào một số khoản thu khác không bao gồm hoạt động kinh doanh, đầu tư (tiền hoàn thuế, tiền bồi thường,...)
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phản ánh khả năng tạo ra tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp (Ảnh: VietnamBiz)
OCF đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp tự điều chỉnh hoạt động của mình. Các nhà đầu tư chứng khoán cũng thường dựa vào chỉ số này để đánh giá hiệu quả hoạt động và tình hình tài chính của công ty phát hành cổ phiếu, từ đó quyết định có nên đầu tư hay không.
OCF về bản chất là sự chênh lệch giữa tổng số tiền thu và chi từ các hoạt động kinh doanh trong từng kỳ báo cáo. Trong đó, nguồn tiền thu sẽ bao gồm các khoản:
Nguồn tiền chi bao gồm các khoản:
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào tổng thu, chi của doanh nghiệp trong một kỳ báo cáo (Ảnh: Vecteezy)
Cụ thể, nếu đã có số liệu tổng cộng về thu chi của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian xác định, OCF có thể được tính theo công thức:
Hoặc áp dụng công thức chi tiết:
Việc tính toán giá trị dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ giúp phản ánh chính xác hơn khả năng tạo ra tiền mặt thực tế của doanh nghiệp, thay vì chỉ dựa vào lợi nhuận kế toán.
OCF là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp. Một OCF dương cho thấy doanh nghiệp có khả năng tạo ra đủ tiền mặt để trang trải các chi phí hoạt động, mở rộng quy mô và trả nợ. Ngược lại, một OCF âm có thể là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp đang hoạt động kém hiệu quả, cần cơ cấu lại tổ chức và thay đổi hình thức vận hành.
OCF là một trong những chỉ số quan trọng nhất để đánh giá “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp (Nguồn: SAPP Academy)
Tuy nhiên, trong một số trường hợp OCF âm chưa chắc đã đại diện cho việc doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Thời kỳ doanh nghiệp đang mở rộng mô hình kinh doanh, OCF cũng có thể âm. Nhưng điều này thường chỉ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu OCF của doanh nghiệp thể hiện giá trị âm trong suốt thời gian dài, nhiều khả năng đó thực sự là dấu hiệu cảnh báo doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả.
Ngoài ra, OCF còn giúp nhà đầu tư chứng khoán cùng các bên liên quan khác đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có OCF mạnh mẽ thường được coi là có nền tảng tài chính vững chắc và tiềm năng tăng trưởng cao. Cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp đó vì thế sẽ là sản phẩm đáng để đầu tư.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh OCF và lợi nhuận doanh nghiệp được biết đến là hai yếu tố thuận chiều.
Dòng tiền thu và chi từ hoạt động kinh doanh luân chuyển đều đặn đồng nghĩa với việc khả năng thanh khoản sản phẩm của doanh nghiệp tốt, có triển vọng phát triển trong tương lai. Do đó, doanh nghiệp có thể xem xét mở rộng quy mô, đẩy mạnh hoạt động để tối ưu lợi nhuận thu về và ngược lại.
OCF và lợi nhuận doanh nghiệp là hai yếu tố thuận chiều (Nguồn: Viện kế toán và Quản trị doanh nghiệp)
Tóm lại, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh (OCF) là một chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu suất kinh doanh của mình. Hiểu rõ và quản lý hiệu quả OCF không chỉ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động ổn định mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Do đó, việc chú trọng đến OCF là một yếu tố không thể thiếu trong chiến lược quản lý tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Xem thêm
Tỷ lệ rủi ro trên lợi nhuận có ý nghĩa gì trong bối cảnh tin tức về thị trường tài chính biến động?