Kinh tế phát triển, đời sống xã hội ngày càng nâng cao kéo theo sự hình thành các đô thị mới. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực sẽ có sự phân hóa và quy hoạch đô thị khác nhau. Vậy dưới góc nhìn pháp lý, đô thị được hiểu như thế nào? Tiêu chí đánh giá và phân loại cụ thể ra sao?
Tiêu chí và cách phân loại đô thị theo quy định của pháp luật (Ảnh: VietNamNet)
Căn cứ theo Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị 2009, đô thị được quy định như sau: “Đô thị là nơi tập trung dân cư sinh sống với mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, hành chính hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội - ngoại thành của thành phố; nội - ngoại thị của thị xã; thị trấn.”
Như vậy, hiểu đơn giản đô thị là khu vực có mật độ dân số sinh sống và làm việc cao. Nhóm ngành kinh tế chủ lực tại đây là phi nông nghiệp (chính trị, công nghiệp, dịch vụ và du lịch). Đô thị cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của cả nước.
Đô thị là nơi có mật độ dân cư đông đúc (Ảnh: Nhịp sống kinh tế)
Theo khoản 1, Điều 1 của Nghị quyết 26/2022/UBTVQH15 (sửa đổi Điều 2 của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13) điều chỉnh mục đích và nguyên tắc phân loại đô thị như sau:
(Nguồn: Thư viện pháp luật)
Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/05/2016, quy hoạch đô thị tại Việt Nam được phân thành 6 loại với các tiêu chí cụ thể như sau:
Việt Nam hiện có 2 thành phố thuộc đô thị đặc biệt là: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Vị trí |
Theo thông tin quy hoạch đô thị loại đặc biệt là Thủ Đô hoặc là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về các lĩnh vực tài chính, kinh tế, giáo dục, dịch vụ, du lịch, giao thông vận tải. |
Vai trò |
Là đầu mối giao lưu trong nước và quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. |
Số dân |
Trên 5.000.000 người. Khu vực nội thành trên 3.000.000 người. |
Mật độ dân số |
Toàn đô thị trên 3.000 người/km2. Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 12.000 người/km2. |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Toàn đô thị đạt trên 70%, khu vực nội thành đạt trên 90%. |
Tính đến tháng 12/2021, đô thị loại I của Việt Nam gồm có:
(Nguồn: Thư viện pháp luật)
Vị trí |
Là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính, giáo dục, kinh tế, dịch vụ, du lịch và giao thông vận tải. |
Vai trò |
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng liên tỉnh/cả nước. |
Số dân |
Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt trên 1.000.000 người; khu vực nội thành đạt trên 500.000 người.
Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt trên 500.000 người; khu vực nội thành đạt trên 200.000 người. |
Mật độ dân số |
Toàn đô thị trên 2.000 người/km2. Khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 10.000 người/km2. |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Toàn đô thị đạt trên 65% trở lên; khu vực nội thành đạt trên 85%. |
Tính đến ngày 20/04/2022, cả nước đang có 33 đô thị loại II bao gồm: Phan Thiết, Lạng Sơn, Sơn La, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Cẩm Phả, Thái Bình, Tuyên Quang, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang – Tháp Chàm, Châu Đốc, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Sóc Trăng.
(Nguồn: Thư viện pháp luật)
Vị trí |
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, chuyên vùng cấp tỉnh về lĩnh vực kinh tế, tài chính, giáo dục, dịch vụ, du lịch và giao thông vận tải. |
Vai trò |
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một tỉnh/một vùng liên tỉnh. |
Số dân |
Toàn đô thị đạt trên 200.000 người; khu vực nội thành trên 100.000 người. |
Mật độ dân số |
Toàn đô thị đạt trên 1.800 người/km2; khu vực nội thành tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 8.000 người/km2. |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Toàn đô thị đạt trên 65% trở lên; khu vực nội thành đạt trên 80%. |
Tính đến ngày 20/04/2022, nước ta có 47 đô thị loại III, gồm 29 thành phố và 18 thị xã:
(Nguồn: Thư viện pháp luật)
Vị trí |
Căn cứ theo thông tin quy hoạch, đô thị loại III là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về lĩnh vực tài chính, kinh tế, giáo dục, dịch vụ, du lịch và giao thông vận tải cấp tỉnh. |
Vai trò |
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh/vùng liên tỉnh. |
Số dân |
Quy mô dân số toàn đô thị đạt trên 100.000 người; khu vực nội thành, nội thị đạt trên 50.000 người. |
Mật độ dân số |
Toàn đô thị đạt trên 1.400 người/km2; khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 7.000 người/km2. |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Toàn đô thị đạt trên 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt trên 75%. |
Đến ngày 29/11/2021, cả nước có hơn 90 đô thị loại IV. Bao gồm 31 thị xã, 5 huyện (với 8 thị trấn và 68 xã), 56 thị trấn (không tính các xã thuộc phần mở rộng của đô thị loại IV). (Nguồn: Thư viện pháp luật)
Vị trí |
Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về lĩnh vực tài chính, kinh tế, giáo dục, dịch vụ, du lịch và giao thông vận tải. |
Vai trò |
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh, huyện và các vùng liên huyện. |
Số dân |
Toàn đô thị đạt trên 50.000 người; khu vực nội thị (nếu có) đạt trên 20.000 người. |
Mật độ dân số |
Toàn đô thị đạt trên 1.200 người/km2; khu vực nội thị (nếu có) tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 6.000 người/km2. |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Toàn đô thị đạt trên 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt trên 70%. |
Quy hoạch vùng và đô thị tại Việt Nam tới tháng 12/2021 đã có 674 đô thị loại V. (Nguồn: Thư viện pháp luật)
Vị trí |
Là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên ngành cấp huyện về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, giao thông vận tải. |
Vai trò |
Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế - xã hội của huyện/cụm liên xã. |
Số dân |
Trên 4.000 người. |
Mật độ dân số |
Toàn đô thị đạt trên 1.000 người/km2; mật độ dân số tính trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt trên 5.000 người/km2. |
Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp |
Trên 55%. |
Phân loại đô thị dựa trên các chỉ tiêu mà pháp luật quy định (Ảnh: LawNet)
Trên đây là thông tin chi tiết về phân loại đô thị để bạn tham khảo. Việc xem xét chỉ tiêu để sắp xếp tỉnh thành và các đơn vị hành chính khác vào nhóm phù hợp sẽ giúp công tác quản lý của nhà nước thuận tiện hơn. Đồng thời, quy hoạch đô thị rõ ràng còn tạo động lực để phát triển kinh tế, xã hội, góp phần thúc đẩy hệ thống đô thị quốc gia tăng trưởng vững mạnh.
Xem thêm
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn