Hỏi: Cú sốc giá dầu tăng ảnh hưởng như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?
Giải đáp:
Tình trạng giá dầu tăng cao có tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế Việt Nam, cụ thể ở các khía cạnh sau đây:
- Gia tăng lạm phát: Dầu là nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất, giá dầu tăng cao làm giảm sản lượng tiềm năng, qua đó năng suất và tăng trưởng bị kìm hãm. Điều này dẫn tới giảm tiền lương và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, nhu cầu vay mượn tiêu dùng nhiều hơn làm lãi suất thực và lạm phát tăng cao.
- Tác động tới cán cân thương mại: Về phía nhập khẩu, giá dầu tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực lên cán cân thương mại. Ngược lại, về phía xuất khẩu, thu nhập được dịch chuyển sang làm tăng tiêu dùng trong nước. Thông thường, mức giảm tiêu dùng ở quốc gia nhập khẩu sẽ thấp hơn mức tăng tiêu dùng ở quốc gia xuất khẩu.
- Điều hành chính sách tiền tệ: Giá dầu tăng cao kéo lãi suất thực tế tăng cao và đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ. Chính sách tiền tệ thắt chặt của Ngân hàng Nhà nước sau cú sốc giá dầu có thể khiến nhiều chỉ số vĩ mô suy giảm.
- Tình trạng thất nghiệp: Giá dầu tăng cao khiến nhiều lĩnh vực sản xuất chịu ảnh hưởng tiêu cực, khiến cho công nhân phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm.

Cú sốc giá dầu tăng ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh của nền kinh tế (Nguồn: CTCP Petro Times)
Bên cạnh những tác động tiêu cực, việc giá dầu tăng cao cũng khiến người tiêu dùng có ý thức hơn trong việc sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm. Đồng thời, chính phủ cũng sẽ tập trung phát triển máy móc sử dụng ít nhiên liệu đầu vào là dầu hoặc chuyển đổi sang các loại nhiên liệu tái tạo và thân thiện với môi trường.
Xem thêm
Tác động trực tiếp và gián tiếp của biến động giá dầu lên thị trường chứng khoán như thế nào?
Nguyên tắc điều hành giá dầu tại Việt Nam được quy định như thế nào?