Ngày nay, việc tách biệt không gian ngôi nhà trở thành các phòng chức năng riêng biệt đã không còn được ưa chuộng. Nhiều gia đình bắt đầu tìm hiểu và lựa chọn tích hợp các khu vực khác nhau trong ngôi nhà thành một không gia đa chức năng để tối ưu diện tích sử dụng và tiết kiệm chi phí xây dựng.
Đặc biệt, với kết cấu nhà ở Việt Nam chủ yếu là nhà ống, bề ngang hẹp và diện tích có phần hạn chế thì ý tưởng thiết kế phòng khách liền bếp càng được ưa chuộng hơn. Cùng OneHousing tìm hiểu cách thiết kế phòng khách liền bếp cho nhà ống hiệu quả trong bài viết này.
Cách thiết kế phòng khách liền bếp cho nhà ống (Nguồn: Nội thất Thiên Thần)
Tên gọi nhà ống được đặt dựa trên đặc trưng của căn nhà, đó là những ngôi nhà có bề ngang hẹp, lòng nhà sâu. Tại Việt Nam, kiểu nhà này rất được ưa chuộng do quá trình đô thị hóa nhanh, nhà đất ngày một trở nên khan hiếm.
Thiết kế nhà ống có những ưu và nhược điểm nhất định. Về ưu điểm, cách xây dựng này giúp bạn tiết kiệm chi phí và thời gian xây dựng. Do đó mà gia chủ có thể lựa chọn những mẫu thiết kế phù hợp với điều kiện kinh tế. Về nhược điểm, diện tích hẹp chính là hạn chế lớn nhất của thiết kế này. Làm thế nào để tối ưu hóa không gian sống đối với những căn nhà ống là vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
Đặc trưng của kiểu nhà ống là có bề ngang hẹp (Nguồn: Nội thất Thiên Thần)
Phòng khách thông tầng là gì? Nguyên tắc khi thiết kế phòng khách thông tầng
Thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống có thể mang lại nhiều tiện ích cho không gian ngôi nhà của bạn:
Việc sử dụng vách ngăn trong không gian được sử dụng khá phổ biến với những thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống. Một số vật liệu thường được sử dụng là: gỗ, vách CNC đa dạng họa tiết, kính mờ,... Những chất liệu này giúp tạo ra sự phân chia không gian chức năng nhưng vẫn giữ được sự thoáng đãng so với tường thạch cao.
Phân chia phòng khách liền bếp nhà ống bằng vách ngăn (Nguồn: Nội thất Thiên Thần)
Sử dụng quầy bar mini hay đảo bếp tại ranh giới giữa hai không gian là một phương pháp hay giúp không gian nhà ống trở nên nghệ thuật hơn. Quầy bar mini và đảo bếp có thể trở thành nơi để mọi người cùng nhau tận hưởng bữa ăn nhẹ và trò chuyện trong lúc nấu ăn. Ngoài ra những bộ bàn ăn có kích thước lớn hoàn toàn có thể trở thành ranh giới phân tách không gian một cách tự nhiên.
Phân chia phòng khách và bếp liên thông bằng quầy bar mini/ đảo bếp/bàn ăn (Nguồn: Nội thất Thiên Thần)
Hầu hết các thiết kế nhà ống đều có cầu thang đặt theo chiều dọc của ngôi nhà. Đây là ranh giới tự nhiên giúp bạn phân chia khu vực phòng khách và nhà bếp. Nhiều người còn tận dụng gầm cầu thang để thành kho chứa đồ hoặc bài trí thêm các tiểu cảnh giúp ngôi nhà trở nên sinh động hơn.
Phân chia phòng khách liền bếp bằng cầu thang nhà ống (Nguồn: Nội thất Thiên Thần)
Đối với những thiết kế nhà ống, ánh sáng đóng một vai trò quan trọng giúp cho không gian trở nên sáng sủa và rộng mở hơn. Một cách để có được ánh sáng tự nhiên tràn ngập trong ngôi nhà chính là bố trí cửa chính bằng chất liệu kính cùng với rèm đa lớp, giúp bạn dễ dàng điều tiết lượng ánh sáng chiếu vào ngôi nhà,
Thêm vào đó, sử dụng cửa sổ xung quanh phòng khách và bếp cũng là một lựa chọn thông minh, không chỉ giúp đem lại ánh sáng tự nhiên vào trong ngôi nhà mà còn giúp không gian sống thoáng đãng, trong lành hơn. Quan trọng nhất là khi phòng khách liền bếp, mùi thức ăn trong khi nấu nướng có thể khiến ngôi nhà trở nên bí bách ngột ngạt. Việc có nhiều cửa sổ sẽ giúp cho quá trình thoát mùi khi nấu nướng diễn ra nhanh hơn, trả lại cho bạn một không gian sống trong lành.
Sự đồng bộ và nhất quán trong thiết kế, lựa chọn nội thất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với những nhà ống có phòng khách liền bếp. Khi kết hợp màu sắc, chất liệu và kiểu dáng của nội thất một cách hài hòa, không gian sống sẽ trở nên rộng rãi và bắt mắt hơn.
Một số sai lầm khi thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống chính là lạm dụng quá nhiều chi tiết khiến không gian trở nên rối mắt và mất đi tính thẩm mỹ. Để khắc phục được lỗi sai này, trước khi trang trí cần xác định rõ vị trí mà bạn muốn tạo điểm nhấn, giúp hạn chế sự dàn trải và khiến căn nhà trở nên ấn tượng hơn.
Những bức tường gạch ngăn cách không gian một cách truyền thống có thể khiến không gian bị thu hẹp lại, tạo cảm giác bí bách và khó chịu. Thay vào đó, khi thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống có thể sử dụng những vách ngăn bằng gỗ, nhựa, kính hay vách ngăn CNC,... sẽ đem lại cảm giác nhẹ nhàng và tinh tế hơn.
Trong phong thủy, phòng khách và nhà bếp đều là những khu vực quan trọng đón tài lộc, vận khí tốt cho gia chủ. Chính vì vậy, việc bố trí không gian này trong ngôi nhà như thế nào rất quan trọng, gia chủ cần tìm hiểu và tuân thủ các nguyên tắc về hướng, vật dụng, chất liệu nên được sử dụng để giúp vượng khí lưu thông, đem lại may mắn cho các thành viên trong gia đình.
Trên đây là những gợi ý thiết kế phòng khách liền bếp nhà ống cho bạn đọc quan tâm tham khảo. Hy vọng với những kiến thức này, bạn đọc có thể ứng dụng vào trong thiết kế tổ ấm hiện tại để ngôi nhà có tính thẩm mỹ và ứng dụng cao.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn trực tiếp của Pro Agent.
Xem thêm
Lưu ý khi thiết kế phòng khách thông tầng đẹp cho mọi loại hình nhà
Xu hướng thiết kế phòng khách được giới trẻ ưa chuộng nhất hiện nay
Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
Ngày cấp: 04/10/2023
Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông
© 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn