Bạn đang chi tiêu những khoản gì mỗi ngày? Cách xác định và lập kế hoạch chi tiêu khoa học

      Bạn đang chi tiêu những khoản gì mỗi ngày? Cách xác định và lập kế hoạch chi tiêu khoa học

      Onehousing image
      8 phút đọc
      08/04/2024
      Xác định và lập kế hoạch quản lý chi tiêu như thế nào để hiệu quả và giúp đảm bảo “sức khỏe” tài chính cá nhân?

      Bạn có từng thắc mắc rằng mình đã chi tiêu bao nhiêu tiền mỗi ngày? Liệu bạn có đang sử dụng tiền bạc một cách lãng phí hay không? Bài viết này sẽ nêu rõ các cách xác định và lập kế hoạch quản lý chi tiêu khoa học giúp kiểm soát tình hình tài chính cá nhân hiệu quả.

      Các khoản chi tiêu hàng ngày của bạn là gì?

      Khoản chi tiêu hàng ngày thường dùng vào các hoạt động ăn uống, đi lại... (Nguồn: Phụ nữ mới)

      Các khoản chi tiêu hàng ngày là tiền chi trả cho các hoạt động sau đây: 

      • Nhu cầu thiết yếu
      • Thực phẩm và đồ uống: Là khoản chi bắt buộc, dao động tùy nhu cầu mỗi người. Bao gồm thức ăn tươi, đông lạnh, chế biến sẵn, đồ uống, chi phí ăn ngoài.
      • Tiền điện, nước, điện thoại, internet: Chi trả cho nhu cầu sử dụng thiết bị điện, nước sinh hoạt, dịch vụ di động và internet.
      • Giao thông và đi lại

      Chi phí đi lại: Bao gồm xăng xe, phí gửi xe, vé xe buýt, taxi,...

      • Dịch vụ hàng ngày
      • Giặt sấy, vệ sinh nhà cửa: Hỗ trợ việc giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa.
      • Bảo dưỡng: Đảm bảo hoạt động hiệu quả cho các thiết bị, vật dụng.

      Mức chi tiêu cho mỗi hạng mục trên có thể thay đổi tùy theo thói quen, lối sống và điều kiện kinh tế của mỗi người. Việc quản lý chi tiêu hợp lý giúp bạn tiết kiệm tiền, dự phòng cho những trường hợp bất ngờ và thực hiện các mục tiêu tài chính cá nhân.

      Ví dụ: Một người độc thân có thể chi tiêu cho thực phẩm ít hơn so với một gia đình có 4 người, người sử dụng phương tiện công cộng sẽ tiết kiệm chi phí đi lại hơn so với người sử dụng xe máy hoặc ô tô.

      Hiểu rõ các khoản chi tiêu cá nhân sẽ giúp bạn lập kế hoạch tài chính hiệu quả, từ đó sử dụng tiền một cách thông minh và đạt được mục tiêu tài chính của mình.

       

      Gợi ý cách lập kế hoạch quản lý chi tiêu 

      Đọc tiếp

      Kế hoạch chi tiêu là một tài liệu chi tiết mô tả thu nhập và chi phí của một cá nhân hoặc gia đình trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là hàng tháng. Bảng kế hoạch này giúp bạn đánh giá và kiểm soát các khoản chi tiêu của mình, xác định các mục ưu tiên và những khoản chi không cần thiết.

      Một kế hoạch chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn luôn đảm bảo sức khỏe tài chính cá nhân. Bạn sẽ không chi tiêu quá mức so với thu nhập cá nhân và có đủ tiền để trang trải các chi phí cần thiết trong cuộc sống thường ngày. Ngoài ra, nó còn giúp bạn tiết kiệm tiền để đầu tư, tiết kiệm hưu trí hoặc đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn khác. Sau đây là một số cách giúp bạn quản lý chi tiêu hiệu quả:

      Nắm rõ thu nhập cá nhân

      Liệt kê rõ các nguồn thu nhập cá nhân trước khi lập kế hoạch chi tiêu (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ) 

      Để vạch ra kế hoạch chi tiêu hiệu quả, bạn cần nắm rõ số tiền thu nhập hàng tháng của bản thân. Hãy bắt đầu bằng việc liệt kê tất cả các nguồn thu nhập, bao gồm:

      • Tiền lương: Đây là khoản thu nhập chính của đa số mọi người, đến từ công việc làm công ăn lương.
      • Tiền thưởng: Một số ngành nghề có thể nhận được tiền thưởng dựa trên hiệu quả công việc hoặc vào các dịp đặc biệt.
      • Tiền tiết kiệm: Nếu bạn có tiền gửi tiết kiệm, hãy tính toán khoản lãi nhận được mỗi tháng.

      Ước tính chi phí chi tiêu trong một tháng

      Ước tính các khoản cần chi tiêu cụ thể trong một tháng (Nguồn: VnEconomy)

      Xác định và ước tính các khoản chi tiêu hàng tháng là bước quan trọng để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

      Hãy liệt kê tất cả các khoản chi tiêu hàng tháng một cách chi tiết, bao gồm cả các khoản chi tiêu cố định như tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền đi lại và các khoản chi tiêu không cố định như chi phí ăn uống, mua sắm, giải trí, tiền hiếu hỉ…

      Cân nhắc xem các khoản chi tiêu trong quá khứ và dự đoán các khoản chi tiêu trong tương lai để ước tính chính xác số tiền bạn cần chi tiêu hàng tháng. Có nhiều cách để theo dõi chi tiêu, từ việc sử dụng sổ sách, ứng dụng quản lý chi tiêu, cho đến việc sử dụng thẻ ngân hàng và lưu giữ các hóa đơn thanh toán.

      Tính tổng số tiền bạn dự định chi tiêu hàng tháng và so sánh với số tiền thu nhập hàng tháng để xem liệu bạn có chi quá mức hay không. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cá nhân của mình và có kế hoạch điều chỉnh nếu cần thiết.

      Sắp xếp thứ tự các khoản chi tiêu hợp lý

      Bước đầu tiên, hãy xác định những khoản chi tiêu bắt buộc và quan trọng nhất. Đây thường là các khoản chi tiêu cố định như: Tiền nhà,  ăn uống, điện nước, học phí (cho con cái)...

      Bước tiếp theo, hãy chia số tiền thu nhập còn lại cho các khoản chi tiêu khác dựa trên mức độ ưu tiên. Bạn có thể sử dụng các phương pháp sau để phân loại:

      • Theo nhu cầu: Nhu cầu thiết yếu (như thực phẩm, y tế), Nhu cầu thứ yếu (như giải trí, du lịch)
      • Theo mục tiêu: Tiết kiệm cho tương lai (như mua nhà, mua xe, du học), Phát triển bản thân (như học thêm ngoại ngữ…)

      Với việc sắp xếp thứ tự các khoản chi tiêu hợp lý sẽ giúp bạn kiểm soát tài chính cá nhân hiệu quả, đảm bảo cuộc sống ổn định và hướng đến những mục tiêu dài hạn.

      Lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả

      Để quản lý tài chính cá nhân một cách thông minh, việc đầu tiên bạn cần làm là xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý. Việc áp dụng các quy tắc tài chính hiệu quả như quy tắc 6 chiếc lọ hay quy tắc 50/20/30 sẽ giúp bạn dễ dàng lập kế hoạch cho khoản thu nhập của mình trong 1 tháng.

      Giải sử, với quy tắc 50/20/30, bạn sẽ phân chia thu nhập cá nhân thành 3 khoản chính:

      • Nhu cầu thiết yếu (50%): Chi tiêu cho các hạng mục thiết yếu (ăn uống, đi lại…)
      • Mong muốn (30%): Dành cho những sở thích cá nhân, giải trí và các khoản chi tiêu tùy ý khác.
      • Tiết kiệm (20%): Dành cho các dự định tương lai và quỹ dự phòng.

      Hiện nay, có nhiều công cụ số ra đời giúp việc quản lý chi tiêu, tiết kiệm… trở nên dễ dàng và hiệu quả, điển hình như Micro Saving - công cụ “tích lũy tiền lẻ” được phát triển bởi TCBS (Techcom Securities).

      Với chương trình "Tích lũy tiền lẻ - Micro Saving" của TCBS, số tiền nhàn rỗi của bạn sẽ được đầu tư tự động vào một trong các quỹ sau, mang đến lợi nhuận tối ưu cho khoản tiết kiệm:

      Quỹ Đầu tư trái phiếu - TCBF: Phù hợp với nhà đầu tư ưa thích sự ổn định và an toàn với mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Lợi nhuận có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng từ 1 - 2%. 

      Quỹ đầu tư Cân bằng Linh hoạt - TCFF: Phù hợp với nhà đầu tư muốn cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận với mục tiêu tăng trưởng tốt trong dài hạn. Lợi nhuận có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm 12 tháng từ 2 - 3%.

      Quỹ Cổ Phiếu Techcom Top 30 - TCEF: Phù hợp với nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro cao và mong muốn lợi nhuận tiềm năng lớn với mục tiêu sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp tốt nhất trong VN30. Lãi suất kỳ vọng lên đến 12%/năm.

      Micro Saving có ưu điểm như: 

      • Tích lũy tiền lẻ tự động giúp bạn tích lũy tiền từ việc làm tròn số tiền của các giao dịch bạn thực hiện.
      • Số tiền làm tròn có thể từ 1.000 đến tối đa 1.000.000 đồng, tùy thuộc vào giá trị của giao dịch.
      • Công cụ tích lũy tự động và miễn phí. Số tiền tích lũy sẽ được đầu tư vào một trong các quỹ của TCBS để mang lại lợi nhuận tối đa cho khách hàng.

      Giải pháp “tích lũy tiền lẻ” Micro Saving có thể giúp bạn làm tròn số tiền tiết kiệm lên đến 1.000.000 đồng (Nguồn: TCBS)

      Để mở tài khoản tiết kiệm “tích lũy tiền lẻ Micro Saving”, chỉ cần thực hiện 6 bước sau đây: 

      Bước 1: Mở ứng dụng TCInvest hoặc truy cập website TCInvest. Trên màn hình chính, chọn "Menu", sau đó chọn "Tích lũy tiền lẻ".

      Bước 2: Đọc kỹ thông tin giới thiệu về sản phẩm và chọn "Tiếp tục".

      Bước 3: Xem qua cách thức áp dụng làm tròn khi giao dịch cổ phiếu và chọn "Tiếp tục".

      Bước 4: Chọn bội số làm tròn và giới hạn tích lũy theo nhu cầu của bạn.

      Bước 5: Xem danh sách các quỹ đầu tư và chọn quỹ phù hợp. Sau đó, chọn "Xác nhận" để thiết lập chương trình.

      Bước 6: Đọc kỹ hợp đồng chi tiết và điều khoản điều kiện. Sau đó, chọn "Xác nhận ký hợp đồng". Hệ thống sẽ thông báo bạn đã đăng ký thành công chương trình.

      Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch quản lý chi tiêu sao cho thích hợp 

      Theo dõi chi tiêu thực tế hàng tháng của bạn và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của mình để phản ánh tình hình thực tế.

      Sau khi bạn đã thiết lập một kế hoạch chi tiêu rõ ràng và chi tiết, bước tiếp theo là tuân thủ theo dõi chi tiêu thường xuyên và cập nhật kế hoạch định kỳ. Việc này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc chi tiêu hiện tại có phản ánh đúng kế hoạch hay không. Nếu có bất kỳ chi phí bất ngờ nào, bạn có thể phát hiện và điều chỉnh kế hoạch ngay lập tức để đảm bảo sự hợp lý.

      Ngoài ra, đều đặn cập nhật lại kế hoạch sẽ đảm bảo rằng mọi khoản chi trong tháng tiếp theo được dự đoán và quản lý một cách chính xác nhất.

      Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch quản lý chi tiêu nếu cần thiết (Nguồn: VOH)

      Tóm lại, việc lập kế hoạch quản lý chi tiêu mang đến nhiều lợi ích như: Kiểm soát tốt tài chính cá nhân, đạt mục tiêu tiết kiệm, giảm lo âu về tiền bạc và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy dành thời gian lập kế hoạch chi tiêu từ ngay hôm nay để tận hưởng những lợi ích tuyệt vời này.

      Xem thêm

      Mô hình iBuy Opendoor được vận hành như thế nào?

      Quy trình bán nhà nhanh của OneHousing có gì khác biệt so với iBuy của Opendoor?

      Chia sẻ ngay!
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Chia sẻ kiến thức bất động sản
      Đóng góp kinh nghiệm của bạn bằng cách viết bài trên diễn đàn Cửa Sổ BĐS
      Thống kê diễn đàn
      Chuyên mục
      28
      Chủ đề
      25.6K
      Bình luận
      37.7K
      Hashtag
      43K

      Công ty Cổ phần One Mount Real Estate – Sàn giao dịch Bất Động Sản là thành viên của One Mount Group. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp: 0109178175. Đăng ký lần đầu: ngày 11/05/2020, Cấp bởi: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội. Loại hình website: Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến
      Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản, Phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, Thẻ khách hàng thường xuyên, sản phẩm, dịch vụ khác.
      Tên người chịu trách nhiệm: Quách Thị Hồng Nhung
      Thông tin điện tử nội bộ và mạng xã hội
      Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Lê Thanh
      Số giấy phép thiết lập mạng xã hội: Số 371/GP-BTTTT
      Ngày cấp: 04/10/2023
      Cơ quan cấp phép: Bộ Thông tin và Truyền thông

      © 2021 Bản quyền thuộc về OneHousing.vn

                                                                                                                    onehousing chứng nhận bộ công thương