Nội dung bài viết:
Thẻ tín dụng (Credit card) là một công cụ tài chính cho phép chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau. Điều đó cũng có nghĩa là bạn cần hoàn trả lại số tiền đã tiêu sau một thời hạn nhất định, và nếu quá thời gian được quy định mà bạn không chi trả đủ số tiền thì sẽ bị tính lãi.
Hay nói cách khác, lãi suất thẻ tín dụng chính là một khoản “phí phạt” vì chủ thẻ không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán của mình với ngân hàng. Ở từng ngân hàng thì lãi suất áp dụng với dư nợ thẻ tín dụng sẽ khác nhau.
Thông thường các ngân hàng sẽ có thời gian miễn lãi (thường là 45 ngày) để khách hàng cân đối, thu xếp tài chính. Nếu bạn thanh toán trong khoảng thời gian này thì sẽ không bị tính lãi suất thẻ tín dụng và phí trả chậm.
Lãi suất thẻ tín dụng được áp dụng để đảm bảo người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Ảnh: Freepik.
Lãi suất thẻ tín dụng phát sinh khi nào?
Như đã nêu trên, đây sẽ là khoản lãi suất hay phần phí phạt do chủ thẻ không thực hiện việc chi trả ở mức tối thiểu. Tùy từng ngân hàng, mức phí trả chậm sẽ khoảng từ 4-6% của khoản dư nợ tối thiểu. Để biết rõ mức phí thì bạn nên xem kĩ tại từng ngân hàng.
Nếu chủ thẻ không thực hiện thanh toán toàn bộ số tiền dư nợ thì sẽ bị tính lãi trên tổng số tiền đã sử dụng chứ không phải số tiền còn thiếu hay hạn mức quy định. Mức lãi suất này khá cao, thường là 2 con số và dao động khoảng trên 20%.
Ngoài ra, lãi suất thẻ tín dụng còn phát sinh trong trường hợp chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền mặt, quy đổi ngoại tệ tại các quốc gia khác.
Lãi suất thẻ tín dụng có thể phát sinh khi khách hàng trả dư nợ không đúng hạn. Ảnh: Freepik
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về số tiền phải chi trả khi dùng thẻ tín dụng, sau đây sẽ là ví dụ về nguyên tắc tính lãi suất thẻ tín dụng.
Giả sử, bạn sử dụng thẻ tín dụng với thời gian miễn lãi là 45 ngày. Chu kỳ thanh toán là từ ngày 30/4-30/5, ngày đến hạn thanh toán là 15/6, lãi suất áp dụng là 20%/năm. Trong 30 ngày của tháng 5, bạn đã sử dụng thẻ tín dụng thực hiện các chi tiêu sau:
Trong trường hợp, bạn quên và không thanh toán 2 triệu còn lại trong khoảng thời gian từ 30/5 đến hết 15/6 thì số tiền lãi sẽ bị tính gồm:
Tổng lãi mà bạn cần phải thanh toán tới ngày 15/6 là: 26,301 + 50,000 + 18,630 = 94,931 VNĐ.
Những lưu ý để tránh bị “mất tiền oan” với lãi suất thẻ tín dụng
Để trở thành một người tiêu dùng thông minh và tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng quá cao,bạn có thể tham khảo các phương pháp sau:
Ở mỗi ngân hàng có một quy định riêng về lãi suất thẻ tín dụng nên khi quyết định đăng ký mở thẻ, bạn nên chọn ngân hàng hoặc dòng thẻ có lãi suất quá hạn thẻ ưu đãi thấp nhất.
Tùy vào cách bạn thanh toán dư nợ thẻ tín dụng mà lãi suất và phí cho từng trường hợp sẽ khác nhau. Thanh toán dư nợ đúng hạn và đầy đủ chính là phương pháp tốt nhất giúp bạn không phải chịu thêm phần lãi suất. Bạn có thể tham khảo bàng biểu dưới đây để nắm rõ hơn về lãi và phí phải chịu.
Thanh toán tại ngày đáo hạn hoặc sớm hơn |
Trả đủ 100% |
Trả từ 5% đến dưới 100% |
Trả dưới 5% |
Định nghĩa |
Thanh toán toàn bộ |
Không thanh toán toàn bộ nhưng thanh toán từ khoản yêu cầu tối thiểu trở lên |
Thanh toán một khoản thấp hơn khoản thanh toán tối thiểu |
Lãi, phí |
Không phát sinh lãi suất thẻ tín dụng và phí trả chậm |
Có phát sinh lãi suất thẻ tín dụng |
Có phát sinh lãi suất thẻ tín dụng và phí trả chậm |
Mức phí và lãi suất thẻ tín dụng phải chịu trong từng trường hợp cụ thể. Nguồn: HSBC
Đối với thẻ tín dụng thì bạn không nên lạm dụng việc rút tiền mặt quá nhiều khi không thực sự cần thiết. Bạn rút tiền càng nhiều lần thì phí rút tiền cộng dồn càng cao và lãi suất rút tiền phải trả càng lớn.
Chi tiêu hợp lý là cách tốt nhất để giảm số tiền chi trả vì lãi suất thẻ tín dụng, Ảnh: Freepik
Cách tốt nhất để hạn chế chi tiêu quá mức là trước khi quyết định mua một món đồ nào đó, hãy thử cân nhắc xem trong tương lai bạn có đảm bảo được khả năng thanh toán hay không. Hơn nữa, nếu bạn chưa trả đủ nợ thẻ tín dụng của tháng trước thì càng nên hạn chế mua sắm, chi tiêu bằng thẻ tín dụng của tháng này bởi nếu không thì số “nợ” của bạn sẽ càng cao.